ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 116/KH-UBND
|
Sơn La, ngày 28 tháng 4 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO
DTTS&MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày
14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi là Chương
trình),
Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại
Tờ trình số 15/TTr-BDT ngày 22/3/2023, Báo cáo số 102/BC-BDT ngày 25/4/2023, Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa
bàn tỉnh Sơn La năm 2023, cụ thể như sau:
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
1. Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
2. Nghị quyết số
69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm
2023.
3. Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III,
khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh
sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 -
2025; Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân
tộc phê duyệt thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2021-2025.
4. Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày
26/01/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
5. Quyết định số
04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế
hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu
dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
6. Thông tư số
02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự
án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm
2021 đến năm 2025.
7. Thông tư số
15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh
phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn
I: từ năm 2021 đến năm 2025.
8. Quyết định số
1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách
nhà nước năm 2023.
9. Nghị quyết số
16-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030.
10. Văn bản số
3334-CV/TU ngày 18/4/2023 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về kế hoạch thực hiện
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN năm
2023.
11. Kế hoạch số
257/KH-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên
địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021 - 2025.
12. Thông báo số
163/TB-VPUB ngày 27/4/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về kết quả Phiên họp lần thứ
22, UBND tỉnh Sơn La khóa XV.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển
sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, đổi mới sáng tạo, nâng cao thu nhập, ổn
định đời sống của đồng bào các dân tộc; giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm số xã,
bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quy hoạch sắp xếp ổn định
dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện
giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của
các dân tộc thiểu số gắn với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình
đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc
thiểu số có đủ về cơ cấu, phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; củng
cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, nâng cao niềm tin của đồng
bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
2. Nhiệm vụ năm 2023
2.1. Tiếp tục giải quyết
tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, trong đó năm 2023
thực hiện: Hỗ trợ đất ở 453 hộ; Hỗ trợ đất sản xuất 375 hộ; Hỗ trợ
chuyển đổi nghề 4.161 hộ; Hỗ trợ nước sinh hoạt: nước sinh hoạt phân tán 4.280
hộ, nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn 12 huyện, thành phố.
2.2. Tiếp tục thực hiện
quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Thực hiện bố
trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc
thiểu số còn du canh, du cư tại 17 điểm định canh định cư tập
trung (tiếp tục hoàn thiện 05 điểm định canh định cư theo Quyết định
1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đầu tư mới 12 điểm định
canh định cư tập trung) cho khoảng 956 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn 8 huyện.
2.3. Phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất
hàng hóa theo chuỗi giá trị.
- Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư bản, hộ
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo đang sinh sống
ổn định tại các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
- Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược
liệu quý tại huyện Vân Hồ. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc
đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn các xã, bản
đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã ATK và các bản ĐBKK thuộc xã
khu vực I, II; đầu tư 05 công trình đường giao thông liên xã chưa được cứng
hoá; đầu tư 08 công trình chợ; duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các
xã, bản đặc biệt khó khăn.
2.5. Phát triển giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển
các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường
phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc
thiểu số: Đầu tư, nâng cấp 06 trường nội trú trên địa bàn 6 huyện, thành phố;
02 trường THPT và 04 trường THCS có học sinh bán trú trên địa bàn 06 xã khu vực
III.
- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc trên địa
bàn 202 xã vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu
số.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp và
giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho
khoảng 9.031 lao động trên các xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng
và cán bộ các cấp triển khai Chương trình ở 202 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu
số theo chuyên đề khung đào tạo của Trung ương và chuyên đề theo đặc thù của địa
phương (có biểu số
5.2.1 chuyên đề đặc thù địa phương kèm theo).
2.6. Bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch
- Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ
nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ
biến hình thức sinh hoạt văn háo truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người
kế cận; Tổ chức 07 lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể (trong đó:
02 lớp tập huấn , bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống
vùng đồng bào DTTS và miền núi; 03 lớp truyền dậy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu
số; 02 lớp bồi
dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch); Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát
huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (Lễ hội Mợi của người Mường
huyện Phù Yên); Xây dựng mô hình văn hóa các DTTS; Xây dựng nội dung,
xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát
cho cộng đồng các DTTS; Hỗ trợ 01 chương trình tuyên truyền, quảng bá rộng rãi
giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS, chương trình quảng bá, xúc
tiến du lịch các vùng đồng bào DTTS và MN kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm
năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trung cho các vùng đồng
bào DTTS và MN; Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng
sản phẩm phục vụ phát triển du lịch (Tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo
tồn Nghi lễ Kin Pang Then của người Thái huyện Quỳnh Nhai); Hỗ trợ đầu tư
xây dựng các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào, dân tộc thiểu số và miền
núi tại các huyện Bắc Yên, huyện Sốp Cộp, huyện Vân Hồ, huyện Yên Châu, thành
phố Sơn La; Tổ chức thi hoạt động thi đấu thể thao cấp huyện Sông Mã, Vân Hồ;
Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư; Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ
truyền thống tại các thôn (bản) vùng đồng bào DTTS&MN; Hỗ trợ trang thiết bị
cho nhà văn hóa.
- Tu bổ, tôn tạo tổng thể di tích kiến
trúc nghệ thuật Tháp Mường Và, bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp; Chống
xuống cấp 01 di tích Văn bia Quế Lâm Ngự Chế - Đền thờ Vua Lê Thái
Tông; Hỗ trợ đầu tư bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống tiêu biểu của các
dân tộc thiểu số (Dự án bảo tồn bản truyền thống dân tộc Mông, bản Bản Tà Số,
xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế
văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào DTTS và MN.
- Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch
tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo
sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2.7. Chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em: Cải thiện sức khoẻ của người dân tộc thiểu số và miền núi người
dân cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ
sở để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện
đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi.
2.8. Thực hiện bình đẳng
giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: Thực hiện
chính sách bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết
đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, ATK và các bản
đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, II, với các nội dung:
- Tuyên truyền, vận động
thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu
giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp
thiết cho phụ nữ và trẻ em.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình
thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ
nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và
trẻ em.
- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực
chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống
chính trị.
- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới,
kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị,
già làng, trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng.
2.9. Đầu tư phát triển
nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
- Đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn bản
có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc La Ha): trên địa
bàn 03 huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La và hỗ trợ phát triển sản xuất và
sinh kế cho các hộ dân tộc La Ha thuộc các xã, bản ĐBKK.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ
nghèo dân tộc còn gặp nhiều khó khăn gồm dân tộc Kháng, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú
trên địa bàn 11 huyện đã được phê duyệt theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
- Thực hiện chính sách tuyên truyền vận
động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn 202
xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2.10. Truyền thông, tuyên
truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN; Kiểm tra, giám sát đánh giá
việc tổ chức thực hiện Chương trình
- Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên
tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ
giúp pháp lý và tuyên truyền, vận
động đồng bào dân tộc thiểu số; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện
Đề án tổng thể trên địa bàn 12 huyện, thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN trên địa
bàn xã, bản đặc biệt khó khăn. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn
tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn triển khai thực hiện trên địa bàn
12 huyện, thành phố.
III. NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN
Tổng kế hoạch vốn thực hiện 10 dự án
thành phần thuộc Chương trình năm 2023 là 2.849.284 triệu đồng, trong
đó:
1. Nguồn vốn giao năm 2022 chuyển sang
thực hiện năm 2023: Nguồn vốn giao năm 2022 chưa thực hiện, chuyển nguồn
sang thực hiện năm 2023 là 536.940 triệu đồng (các nội dung thực hiện
theo Kế hoạch số 258/KH-UBND
ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình năm 2022).
2. Nguồn vốn giao năm 2023: Tổng kế hoạch
vốn thực hiện 10 dự án thành phần thuộc Chương trình là 2.312.344 triệu
đồng, trong đó:
2.1. Vốn ngân sách
Trung ương 1.603.058 triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 780.453 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 822.605 triệu đồng.
2.2. Vốn ngân sách địa
phương 80.153 triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 39.023 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 41.130 triệu đồng.
2.3. Vốn vay: 607.270 triệu
đồng.
2.4. Vốn khác: 21.863 triệu
đồng.
(Chi tiết tại
Biểu tổng hợp vốn năm 2023
kèm theo)
IV. NỘI DUNG, KẾ HOẠCH
VỐN CÁC DỰ ÁN
1. Đối với nguồn vốn năm 2022 chuyển
sang thực hiện năm 2023
1.1. Nguồn vốn cấp tỉnh: 244.127 triệu
đồng, gồm: vốn sự nghiệp 76.809 triệu đồng, vốn đầu tư: 167.318 triệu đồng.
1.2. Nguồn vốn cấp huyện: 292.813 triệu
đồng, gồm: vốn sự nghiệp 167.603 triệu đồng, vốn đầu tư 125.777 triệu đồng.
(Có Biểu tổng hợp nguồn
vốn năm 2022 sang năm 2023 kèm theo)
2. Đối với nguồn vốn năm 2023
2.1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Kế hoạch vốn: 598.368 triệu đồng,
gồm:
a) Vốn trung ương: 123.760 triệu đồng (Đầu
tư: 69.310 triệu đồng; Sự nghiệp: 54.450 triệu đồng).
b) Vốn địa phương (vốn đầu tư):
1.812 triệu đồng.
c) Vốn vay: 467.813 triệu đồng.
d) Vốn khác: 4.983 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 01 và các Phụ lục 1.1 ÷ 1.5 kèm theo)
2.2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp,
bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Kế hoạch vốn 45.155 triệu đồng (vốn
đầu tư, vốn Ngân sách Trung ương)
(Chi tiết tại
Phụ lục số 02 kèm theo)
2.3. Dự án 3: Phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất
hàng hóa theo chuỗi giá trị
Tổng kế hoạch vốn: 440.740 triệu đồng,
trong đó:
a) Vốn trung ương: 278.386 triệu đồng,
gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 7.249 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 271.137 triệu đồng.
b) Vốn địa phương sự nghiệp: 6.017 triệu đồng.
c) Vốn vay: 139.457 triệu đồng.
d) Vốn huy động khác: 16.880 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 03 và các Phụ
lục 3.1; 3.2 kèm theo)
2.4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi
Tổng kế hoạch vốn: 489.843 triệu đồng
vốn ngân sách Trung ương, gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 447.883 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 41.960 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 04 và các Phụ lục 4.1 ÷ 4.5 kèm theo)
2.5. Dự án 5: Phát triển giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tổng vốn: 275.731 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư
78.423 triệu; Vốn sự nghiệp
197.308 triệu.
a) Tiểu dự án 1: Đổi mới hoạt động, củng
cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc
bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng vốn: 126.925 triệu, trong đó:
- Vốn đầu tư: 78.423 triệu, thực hiện
nội dung: Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội
trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú.
- Vốn sự nghiệp: 48.502 triệu, thực hiện
nội dung: Xóa mù chữ cho người dân vùng dân tộc thiểu số; Mua sắm trang thiết bị.
b) Tiểu dự án 2: Bồi dưỡng kiến thức
dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho vùng đồng bào DTTS.
Tổng vốn sự nghiệp 22.841 triệu đồng
+ Nội dung 1: Bồi dưỡng kiến thức dân
tộc 12.563 triệu
+ Nội dung 2: Đào tạo dự bị đại học, Đại
học và sau Đại học 10.278 triệu
c) Tiểu dự án 3: Dự án phát triển giáo
dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào
DTTS&MN. Tổng vốn sự nghiệp 98.038 triệu đồng.
d) Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng
lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp. Tổng vốn sự nghiệp
27.927 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 05 và các Phụ
lục 5.1 ÷ 5.4 kèm theo)
2.6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch.
Tổng kế hoạch vốn: 27.233 triệu đồng
(vốn Trung ương), gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 12.376 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 14.857 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục
số 06 kèm theo)
2.7. Dự án 7: Chăm sóc sức khoẻ
nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em
Tổng kế hoạch vốn (vốn sự nghiệp - vốn
Trung ương): 17.872 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục
số 07 kèm theo)
2.8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng
giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Tổng kế hoạch vốn (vốn sự nghiệp - vốn Trung
ương): 41.399 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 08 và Phụ lục số 8.1 kèm theo)
2.9. Dự án 9: Đầu tư phát triển
nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
Tổng vốn: 257.427 triệu đồng, trong
đó: vốn đầu tư: 105.087 triệu đồng; Vốn sự nghiệp: 152.340 triệu đồng
a) Tiểu dự án 1: Đầu tư tạo sinh kế bền
vững, phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân
tộc còn nhiều khó khăn.
Tổng vốn: 248.250 triệu đồng, trong
đó:
- Vốn đầu tư: 105.087 triệu đồng
- Vốn sự nghiệp 143.163 triệu đồng
b) Tiểu dự án 2: Giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
Tổng vốn: 9.177 triệu đồng nguồn vốn sự
nghiệp.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 09 và các Phụ lục 9.1; 9.2 kèm theo)
2.10. Dự án 10: Truyền
thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm
tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Tổng kế hoạch vốn: 46.252 triệu đồng
(Vốn trung ương), gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 14.970 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 31.282 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 10 và các Phụ lục 10.1; 10.2; 10.3 kèm theo)
V. PHƯƠNG THỨC, GIẢI
PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
1. Vốn ngân sách trung
ương năm 2023: Kế hoạch vốn được giao tại Quyết định 1506/QĐ-TTg ngày
02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Vốn đối ứng ngân
sách địa phương: Trên cơ sở số vốn trung ương giao, từng cấp (tỉnh, huyện)
sẽ bố trí vốn theo phân cấp quản lý (Cấp tỉnh bố trí vốn đối ứng giao cho tỉnh,
huyện bố trí vốn giao
cho huyện theo tỷ lệ); Nguồn vốn đầu tư đối ứng từ ngân
sách địa phương 39.023 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp đối ứng từ ngân sách địa
phương 41.130 triệu đồng (giao tại Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày
08/12/2022 của UBND tỉnh về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm
2023).
3. Vốn tín dụng: Căn cứ
chỉ tiêu kế hoạch đã được giao năm 2022 của Ngân hàng Chính sách
xã hội Việt Nam tại Quyết định số 3398/QĐ-NHCH ngày 29/4/2022 và căn cứ Quyết định
giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2023.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Là cơ quan thường trực Chương trình;
chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố tham mưu hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình theo quy định.
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng, đề xuất
điều chỉnh cơ chế, chính sách trong thực hiện chương trình đảm bảo phù hợp quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đề xuất các giải pháp tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì thực hiện một số nội dung
trong các dự án thành phần thuộc Chương trình được giao theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành liên
quan, thành viên Ban chỉ đạo Chương trình MTQG thực hiện công tác giám sát, đánh
giá kết quả thực hiện Chương trình; sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tổng hợp, thẩm định nguồn vốn
đầu tư thực hiện Chương trình; tham mưu cân đối, bố trí vốn đối ứng thực hiện
Chương trình phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh năm 2023 trình
UBND tỉnh.
- Tăng cường hợp tác, huy động các nguồn
lực để đầu tư phát triển; tham mưu cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp
đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn
tỉnh.
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự
án của Chương trình theo quy định của ngành, lĩnh vực chuyên môn.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc,
các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, thẩm định,
tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phương án phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp thực
hiện Chương trình đảm bảo theo quy định.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các Sở,
ban, ngành rà soát, phân bổ nguồn vốn đối ứng thực hiện Chương trình, chưa phân
bổ tại Quyết định 2566/QĐ-UBND ngày 08/12/2022, phù hợp với tình hình thực tiễn
triển khai của địa phương, và đảm bảo theo quy định của Luật NSNN và các văn bản
hướng dẫn Luật NSNN.
- Hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng,
thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật NSNN, Luật Kế toán và
các văn bản hướng dẫn Luật.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn
tỉnh.
- Căn cứ phương án đề xuất điều chỉnh
của Ban Dân tộc tỉnh (Cơ quan chủ trì Chương trình), tổng hợp, trình cấp có thẩm
quyền điều chỉnh nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình, đảm bảo theo quy định.
4. Về ban hành kế
hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình
- Đối với với những dự án, tiểu dự án,
nội dung mà văn bản hướng dẫn của trung ương quy định bắt buộc phải lập kế hoạch
chi tiết, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện thì căn cứ
dự toán kinh phí được UBND tỉnh giao, đơn vị xây dựng dự thảo kế hoạch của UBND
tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Đối với những dự án, tiểu dự án, nội
dung mà trong văn bản của trung ương không quy định phải lập kế hoạch chi tiết
trình UBND tỉnh phê duyệt thì các đơn vị căn cứ quyết định giao dự toán kinh
phí từ đầu năm và quyết định giao vốn chi tiết theo nội dung của UBND tỉnh, đơn
vị tự xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo khớp đúng dự
toán và bám sát kế hoạch giai đoạn và kế hoạch năm của UBND tỉnh.
5. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh,
đơn vị được giao kinh phí
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự
án của Chương trình theo quy định của ngành, lĩnh vực chuyên môn.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình; Phối hợp giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn
tỉnh.
6. Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể
chính trị - xã hội
- Phát huy vai trò, hiệu quả công tác phối
hợp với chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các dự
án thuộc Chương trình. Tăng cường vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân tham
gia Chương trình.
- Tăng cường huy động nguồn lực từ cộng
đồng xã hội để thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực
hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn
tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình trong năm 2023 trên địa bàn đảm bảo quy định, gửi báo cáo về Ban
Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
- Trình HĐND cùng cấp bố trí vốn đối ứng
địa phương đảm bảo theo tỷ lệ quy định tại khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết số
33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương
trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
- Tổ chức chỉ đạo và triển khai đầy đủ,
kịp thời, có hiệu quả các dự án thành phần thuộc Chương trình.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành Chương trình trên địa bàn; tập trung ưu tiên và lồng ghép các nguồn vốn
khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội
hóa trong thực hiện các chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn
vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra, giám sát trong thực hiện Chương trình tại cơ sở; Tổng hợp, báo cáo định
kỳ, đột xuất tình hình triển khai thực hiện về cơ quan quản lý Chương trình.
8. Nội dung khác:
8.1. Kế hoạch năm 2023 thực
hiện Chương trình MTQG 1719 là cơ sở để các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, các đơn vị dự toán xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình. Việc
rà soát danh mục dự án, công tác lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện
các nội dung, nhiệm vụ, các Dự án, tiểu Dự án thuộc Chương trình phải thực hiện
công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách; việc quản lý, sử
dụng nguồn vốn Chương trình phải đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tuyệt đối không để
xảy ra sai phạm, tiêu cực, thất thoát, lãng phí vốn. Trường hợp có thay đổi cơ
chế, chính sách (do Trung ương ban hành mới hoặc sửa đổi, điều chỉnh)
trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, các đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh
xem xét, chỉ đạo để đảm bảo quy định của pháp luật.
8.2. Các đơn vị triển
khai các nội dung, nhiệm vụ, các Dự án, Tiểu Dự án tại Kế hoạch này chịu trách
nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đối với các vấn
đề thuộc thẩm quyền, được phân công, ủy quyền, được giao nhiệm vụ.
9. Về chế độ báo
cáo:
Thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Dân tộc, Kết luận của Ban Thường vụ tỉnh ủy tại
Công văn số 3334-CV/TU ngày 18/4/2023 và các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND
tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế
hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, các đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh
xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT
HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Tỉnh Đoàn Sơn
La;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- HU - HĐND - UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh (LĐVP, CVCK);
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, TH. Giang56b.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng Thị Xuân
|