Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2014 về rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2014
Ngày có hiệu lực 11/11/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 11 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Đảm bảo thường xuyên, kịp thời trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là rà soát, hệ thống hóa văn bản) trên địa bàn tỉnh.

b) Nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc ban hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

a) Hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện rà soát theo quy định tại Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2013/NĐ-CP) và Thông tư số 09/2013/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2013/TT-BTP).

b) Hoạt động hệ thống hóa thực hiện theo lĩnh vực căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA

Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành đến hết ngày 31/12/2015.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

a) Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; khi nhận được kiến nghị rà soát văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp nội dung kiến nghị rà soát thuộc trách nhiệm rà soát của mình.

b) Phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện rà soát văn bản.

c) Gửi hồ sơ rà soát lấy ý kiến của Sở Tư pháp.

d) Trình Hồ sơ rà soát văn bản để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát.

Báo cáo kết quả rà soát văn bản trong Hồ sơ rà soát văn bản cũng được gửi cho tổ chức pháp chế, cơ quan tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

đ) Lập dự toán kinh phí rà soát văn bản hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

e) Bố trí biên chế và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện tốt công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

a) Theo dõi việc thực hiện Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả rà soát chung của các cơ quan chuyên môn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.

c) Có ý kiến về hồ sơ rà soát văn bản của các cơ quan, đơn vị.

d) Chuẩn bị báo cáo hàng năm về công tác rà soát văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính

a) Thực hiện Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

b) Tổng hợp dự toán ngân sách chi cho hoạt động rà soát gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho hoạt động của công tác này.

[...]