Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1092/KH-UBND năm 2017 đề án tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đến năm 2020 tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 1092/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2017
Ngày có hiệu lực 28/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Đức Hòa
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1092/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 28 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG, AN NINH ĐẾN NĂM 2020.

Thực hiện Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án);

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Tuyên truyền việc thực hiện kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền.

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội; trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các cơ quan thông tin, tuyên truyền là lực lượng chính tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền, phổ biến việc tổ chức triển khai thực hiện.

4. Đưa các nội dung về kết hợp kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh vào chương trình giảng dạy, học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, loại hình học tập theo quy định của Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh năm 2013. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng - an ninh các cấp, tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh và kiến thức về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế. Chú ý nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.

Xác định và công khai các loại đất quốc phòng được phát triển kinh tế. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong thẩm định, phê duyệt các dự án FDI tại các địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm về quốc phòng và an ninh; giám sát, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn về quốc phòng, an ninh.

2. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội dung và kết quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương và của tỉnh về kết hợp phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh như: Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 1059/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; Kết luận số 09-KL/TW ngày 19/10/2016; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2017; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Kết luận số 193-KL/TU ngày 30/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về đánh giá tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017; Nghị quyết số 18/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017...

3. Việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, đặc biệt là các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện; sắp xếp, bố trí lại lực lượng quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn, khu vực cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phòng thủ bảo vệ tổ quốc; đẩy mạnh xây dựng các mô hình bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, các mô hình phát triển kinh tế (doanh nghiệp, cộng đồng) gắn với quốc phòng, an ninh nhất là ở các địa bàn trọng điểm.

Mối quan hệ kết nghĩa, hợp tác giữa Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận với Tiểu khu Quân sự tỉnh Kampong Chhnang, Quân khu Đặc biệt, Quân đội Hoàng gia Campuchia.

4. Tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới, biển đảo của Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

5. Việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước trên thế giới để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

6. Tăng cường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; phát triển phong trào mỗi làng, xã một sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung xử lý các điểm nóng về trật tự xã hội nông thôn; đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở khu dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, đôn đốc, tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền thực hiện Đề án; cung cấp thông tin tuyên truyền các mô hình bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, các mô hình tổ chức phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Công an tỉnh

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền thực hiện Đề án; cung cấp thông tin về các mô hình tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội gắn với phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trên địa bàn tinh.

4. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

[...]