Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2018
Ngày có hiệu lực 02/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Thân Đức Hưởng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Cà Mau, ngày 02 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 14-CT/TW NGÀY 19/7/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 497-CTr/BCSD ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng nhằm tri ân với những cá nhân và gia đình có nhiều cống hiến, đóng góp hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

2. Yêu cầu

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác người có công với cách mạng. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện công tác người có công với cách mạng, đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đảm bảo tất cả người có công với cách mạng được ghi nhận và tôn vinh.

Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm nhng trường hợp trục lợi chính sách người có công với cách mạng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm v

Tập trung phấn đấu cụ thể hóa một số nội dung cơ bản sau đây:

1.1. Thực hiện tốt việc công nhận mới người có công với cách mạng đúng theo quy định, thực hiện các chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng đúng, đủ và kịp thời.

1.2. Tập trung tu sửa, nâng cấp, chỉnh trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh; Nghĩa trang Liệt sĩ các huyện; Nhà bia ghi danh liệt sĩ ở các xã, phường, thị trấn bằng các nguồn kinh phí Trung ương, địa phương hoặc xã hội hóa.

1.3. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; thực hiện giám định ADN đxác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin và chưa có thông tin.

1.4. Hoàn thành việc hỗ trợ người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở (giai đoạn 2) theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong thực hiện công tác người có công với cách mạng.

1.6. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 không còn hộ gia đình chính sách là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

1.7. Giải quyết căn bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng.

1.8. Tăng cường vận động các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tích cực tham gia chăm sóc người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả cụ thể như: Nhận phụng dưỡng đến cuối đời các Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ, ủng hộ Quỹ Đn ơn đáp nghĩa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xã, phường, thị trn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công; đảm bảo tất cả hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

1.9. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, phương tiện vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức, trách nhiệm, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực chính sách người có công nhằm đáp ứng nhiệm vụ thực tiễn và tình hình thực tế tại địa phương.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Công tác tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng; chỉ đạo sâu sát công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng; xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tuyên truyền, biểu dương nhng tập thể, cá nhân có thành tích, điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tôn vinh những người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng đã tích cực phấn đấu vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

2.2. Thực hiện tốt việc xác nhận, thực hiện các chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng

[...]