Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 22/07/2021
Ngày có hiệu lực 22/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 đối với Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng theo Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Đề án); căn cứ Văn bản số 1820/BVHTTDL-TV ngày 03/6/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc; hình thành thói quen, sở thích, kỹ năng đọc nhằm xây dựng và phát triển phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân; định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống có thể tiếp cận với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích cho cuộc sống, nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của toàn xã hội xây dựng môi trường văn hóa đọc trên cơ sở kiện toàn, củng cố mạng lưới thư viện, nhân rộng mô hình phát triển văn hóa đọc, đổi mới hoạt động của thư viện các cấp, xây dựng kỹ năng thông tin cho người sử dụng gắn với việc chuyển đổi số; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cho phát triển văn hóa đọc.

2. Yêu cầu

- Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao tri thức, xây dựng xã hội học tập, đồng thời huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển văn hóa đọc.

- Tổ chức thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc một cách sâu rộng, có hiệu quả, thiết thực bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; đổi mới hoạt động thư viện, nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ hướng đến xây dựng kỹ năng thông tin, đặc biệt gắn với việc chuyển đổi số; nhằm phục vụ và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Chú trọng đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống thư viện công cộng và một số thư viện của các cơ sở giáo dục tại địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong đó chú trọng sách in) trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên; chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống văn minh, lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025:

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

+ Phấn đấu 90% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học.

+ Phấn đấu 25% - 30% người dân ở khu vực nông thôn, 20% - 25% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

+ Phấn đấu 50% trở lên người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 95%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:

+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 03 bản/người dân và đạt 0,5 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; trung bình mỗi người dân đọc 2,5 cuốn sách/năm.

+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 100% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 50% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật.

+ Phấn đấu số lượng người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 250.000 lượt/năm.

b) Định hướng đến năm 2030:

[...]