Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 52/NQ-CP và Kế hoạch 265-KH/TU thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2024
Ngày có hiệu lực 13/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Lại Văn Hoàn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-CP NGÀY 22/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 265-KH/TU NGÀY 13/5/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 10/4/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHỐNG KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO, KHÔNG THEO QUY ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 về Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 52/NQ-CP);

Căn cứ Kế hoạch số 265-KH/TU ngày 13/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 265-KH/TU); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP, Kế hoạch số 265-KH/TU trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 52/NQ-CP; Kế hoạch số 265-KH/TU phù hợp với điều kiện tỉnh Thái Bình; khẩn trương khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, phát triển ngành thủy sản và chống khai thác hải sản IUU thời gian qua, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của chống khai thác hải sản IUU; làm thay đổi hành động của các cấp, các ngành đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác hải sản IUU.

- Xác định công tác chống khai thác hải sản IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết là các cấp ủy đảng, người đứng đầu ở các sở, ngành, các địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” IUU trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Thái Bình vi phạm khai thác hải sản IUU, góp phần cùng cả nước quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

- Xác định các nội dung công việc trọng tâm, thời hạn, tiến độ hoàn thành, cơ chế phối hợp, bố trí nguồn lực và trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản IUU trên địa bàn tỉnh.

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản, đảm bảo hoạt động khai thác thủy sản tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam và các quy định của luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản vì lợi ích của người dân, của tỉnh, quốc gia.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực chống khai thác IUU của tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương và tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác hải sản IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, người lao động và cộng đồng ngư dân ven biển nắm vững, hiểu rõ nội dung cơ bản của Chỉ thị số 32-CT/TW, Nghị quyết số 52/NQ-CP, Kế hoạch số 265-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư. Việc tổ chức, nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng tháng, quý, năm của cấp ủy đảng, chính quyền để triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.

- Việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này phải đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, thường xuyên và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản IUU trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ban, ngành của tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nghiêm túc, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thống nhất nhận thức, hành động và vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU. Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của các sở, ngành, địa phương có liên quan trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU, coi đây là nhiệm vụ chính trị, ưu tiên, cấp bách, tập trung nguồn lực thực hiện, quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân về Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU tại Văn bản số 81-CV/TW ngày 20/3/2020 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 về việc một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản; Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản; Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phát hiện, điều tra và xác minh thông tin để xử lý vi phạm quy định về Hệ thống giám sát hành trình tàu cá (VMS); Văn bản số 2257-CV/TU ngày 24/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Kế hoạch số 265-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư; các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 147/KH-UBND ngày 30/11/2022 về việc thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”; số 25/KH-UBND ngày 28/02/2023 về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2023 và những năm tiếp theo; số 102/KH-UBND ngày 23/7/2021 về thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Thái Bình; số 157/KH-UBND ngày 19/12/2022 về điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2030; số 148/KH-UBND ngày 01/12/2022 về thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030, trên địa bàn tỉnh Thái Bình; số 59/KH-UBND ngày 21/3/2024 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

2. Tiếp tục thực hiện các giải pháp ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Thái Bình đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

3. Tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên biển và tại các cảng cá, bến cá, điểm lên cá... trên địa bàn tỉnh. Phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; nếu đủ cơ sở, căn cứ xử lý hình sự bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

4. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát tàu cá ra, vào các cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản qua cảng, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thủy sản theo chuỗi; các quy định về quản lý tàu cá và các biện pháp bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

5. Triển khai đồng bộ có hiệu quả các quy định có liên quan đến theo dõi, kiểm soát, giám sát hành trình tàu cá; vận hành, khai thác kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin tàu cá giữa các cơ quan, đơn vị để quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản, xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác đảm bảo tính chính xác và kiểm tra chéo thông tin.

6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác chống khai thác hải sản IUU; bảo đảm công cụ, phương tiện, kinh phí, nhân lực phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng. Thanh tra, kiểm tra, xem xét trách nhiệm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

7. Tích cực, chủ động hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các tỉnh thành ven biển và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chống khai thác hải sản IUU, kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý tàu cá và ngư dân tỉnh Thái Bình khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

[...]