Kế hoạch 1066/KH-BCĐTƯVSATTP năm 2015 triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Bính Thân và mùa Lễ hội Xuân 2016 do Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành
Số hiệu | 1066/KH-BCĐTƯVSATTP |
Ngày ban hành | 30/11/2015 |
Ngày có hiệu lực | 30/11/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Ban Chỉ đạo liên ngành thành phố về vệ sinh an toàn thực phẩm |
Người ký | Nguyễn Thanh Long |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
BAN CHỈ ĐẠO
LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1066/KH-BCĐTƯVSATTP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN VÀ MÙA LỄ HỘI XUÂN 2016
Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016 đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu… Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình.Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP).
Để đảm bảo chất lượng ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016 phục vụ nhân dân đón Tết, vui Xuân an toàn, bảo đảm sức khỏe, đồng thời ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) triển khai kế hoạch cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Bảo đảm sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng khi lưu thông và tiêu thụ.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và trong thời gian diễn ra Lễ hội Xuân so với cùng kỳ năm 2015.
- Thành lập các đoàn thanh tra liên ngành từ trung ương đến cấp xã phường, bảo đảm số cơ sở được thanh tra, kiểm tra trên cả nước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015; tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong năm và có yếu tố nguy cơ cao, các làng nghề chế biến thực phẩm, các tỉnh có cửa khẩu, các thành phố lớn.
- Huy động tối đa các kênh truyền thông phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân.
II. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
-Thời gian: Từ 20/12/2015 đến hết 25/3/2016
- Phạm vi: Trên phạm vi cả nước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI:
1. Hoạt động truyền thông (Phụ lục 1)
-Họp cộng tác viên báo chí phổ biến kế hoạch triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán và Lễ hội mùa xuân 2016.
- Huy động các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý an toàn thực phẩm tại nơi diễn ra lễ hội; quản lý thực phẩm theo đặc thù địa phương.
- Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện VSATTP và kiến thức khoa học về VSATTP.
- Nội dung tuyên truyền:
Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP trong dịp Tết dân tộc, lễ hội; làm rõ vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng ATTP theo quy định hiện hành. Tại các vùng núi khu vực phía Bắc, Tây nguyên cần tuyên truyền về phòng ngừa ngộ độc nấm độc: tuyệt đối không ăn nấm mọc hoang dã, nấm lạ, nấm non chưa đầy đủ hình dạng để nhận diện, nấm mọc trên những thân cây độc,…
2. Hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành:
- Tại Trung ương: Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành thanh, kiểm tra tại 12 tỉnh, thành phố (Phụ lục 2)
- Tại địa phương: Theo hướng dẫn của trung ương tiến hành thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại tất cả các cấp từ tỉnh đến quận/huyện, xã/phường.
Yêu cầu các đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức thành phần đủ quyền lực, chuẩn bị sẵn các văn bản pháp lý liên quan, kết hợp lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
3. Tổng kết, báo cáo:
Kết thúc đợt triển khai, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các tỉnh/thành phố báo cáo kết quả triển khai về Ban chỉ đạo LN TWVSATTP (bộ phận tổng hợp: Cục An toàn thực phẩm - 135 phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội; Tel: (04) 3846.44.89 số máy lẻ 5070; Fax: 04 - 3846.37.39; Email: phongtruyenthong@vfa.gov.vn) trước ngày 30/3/2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. (Mẫu báo cáo kèm theo Kế hoạch).
IV. NGUỒN LỰC: