Kế hoạch 101/KH-UBND thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - DDCI tỉnh Trà Vinh năm 2023
Số hiệu | 101/KH-UBND |
Ngày ban hành | 18/10/2023 |
Ngày có hiệu lực | 18/10/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Trà Vinh |
Người ký | Nguyễn Quỳnh Thiện |
Lĩnh vực | Thương mại,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/KH-UBND |
Trà Vinh, ngày 18 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP SỞ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ - DDCI TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 1954/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) - DDCI trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
Căn cứ Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 1954/QĐ- UBND ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Trà Vinh năm 2023, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá khách quan năng lực điều hành của Lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến nhà đầu tư, doanh nghiệp; hỗ trợ Lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cải thiện hiệu quả hoạt động của đơn vị mình; đề ra các giải pháp hoàn thiện về thể chế, tạo động lực cải cách liên tục hướng đến tạo môi trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
b) Tiếp tục giám sát và chỉ đạo cải thiện chất lượng điều hành đối với các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhằm xác định được những thực tiễn tốt trong cải cách hành chính tại đơn vị để từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác.
c) Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi để doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến nâng cao năng lực điều hành của cơ quan nhà nước các cấp; nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ, chính xác, khách quan trong tổng hợp, phân tích, đánh giá; đảm bảo tính bảo mật cao cho đối tượng tham gia khảo sát.
b) Kết quả khảo sát là một trong những cơ sở để xem xét đánh giá chất lượng chỉ đạo, điều hành của các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
c) Các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng khảo sát
a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư đang khảo sát và làm việc tại tỉnh (ưu tiên đối tượng có sử dụng dịch vụ hành chính công của các Sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên hệ làm việc trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến thời điểm khảo sát).
b) Số lượng dự kiến: Khoảng 1.000 - 1.500 doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh (số lượng cụ thể do đơn vị tư vấn xác định) được phân bổ theo lĩnh vực hoạt động, vốn, lao động, loại hình, địa bàn hoạt động phù hợp với thực tiễn của tỉnh và đảm bảo được tính đại diện mẫu.
2. Đối tượng được đánh giá
a) Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế.
b) Các ngành: Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ), Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
d) Đối với các Sở, ngành tỉnh: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện đánh giá tính điểm nếu đủ số lượng mẫu cần thiết theo thực tế. Trường hợp không đủ phiếu quan sát để tính điểm xếp hạng, thực hiện phân tích các ưu, khuyết điểm dựa trên số lượng phiếu thu về để làm cơ sở cho các đơn vị có giải pháp nâng cao chất lượng, khắc phục hạn chế.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu và công cụ khảo sát
a) Phương pháp thu thập dữ liệu: Thực hiện thông qua 04 hình thức:
- Khảo sát qua phiếu bằng bản giấy thông qua đường bưu điện.
- Khảo sát trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.