Kế hoạch 06/KH-UBND thực hiện công tác trợ giúp pháp lý năm 2017 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Số hiệu 06/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2017
Ngày có hiệu lực 11/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Lê Văn Tâm
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 11 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017

Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Công văn số 1292-CV/TU ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thành ủy Cần Thơ về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2017, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phấn đấu trong năm 2017, hoạt động trợ giúp pháp lý đáp ứng 100% yêu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người chưa thành niên và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

b) Thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp người dân nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, hạn chế tranh chấp, khiếu nại vượt cấp, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ;

c) Tăng cường sự phối hợp và phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể để hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về trợ giúp pháp lý.

2. Yêu cầu

a) Hoạt động trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua các hình thức như: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và một số hình thức khác (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý…) phải được tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Năm 2017, chú trọng hình thức tham gia tố tụng;

b) Trợ giúp pháp lý lưu động được xem là hoạt động thường xuyên, gắn với cơ sở. Năm 2017, phấn đấu tổ chức từ 100 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động trở lên, đảm bảo số lượng và chất lượng vụ việc;

c) Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý là một trong những hình thức sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở, giúp cho người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu nại. Năm 2017, phấn đấu tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý 12 lần/Câu lạc bộ/năm (đảm bảo ít nhất 01 tháng sinh hoạt 01 lần/01 Câu lạc bộ) tại địa phương;

d) Nâng cao trách nhiệm của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước về thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2011/TTLT- BTP-TTCP ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ; của cơ quan công tác dân tộc trong thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc; Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT- BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao nhằm bảo đảm cho đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định;

đ) Nâng cao trách nhiệm của Sở Tài chính trong việc đảm bảo kinh phí hoạt động cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Đảm bảo thực hiện việc chi trả, chế độ bồi dưỡng theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ.

II. NỘI DUNG

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí thông qua hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng

Cử Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên - Luật sư để tư vấn, tham gia bào chữa; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tất cả các vụ án có đương sự, bị can, bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu, giúp họ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể:

a) Tư vấn pháp luật: Đáp ứng 100% nhu cầu tư vấn pháp luật của người được trợ giúp pháp lý;

b) Tham gia tố tụng: Đảm bảo 100% các vụ việc yêu cầu đều có Trợ giúp viên pháp lý, Cộng tác viên - Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được trợ giúp pháp lý;

c) Đại diện ngoài tố tụng: Đảm bảo 100% yêu cầu hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý về đại diện ngoài tố tụng, giúp đỡ họ hòa giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại… được Trợ giúp viên pháp lý hoặc Cộng tác viên - Luật sư tham gia thực hiện.

2. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí thông qua hình thức trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở

a) Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng không có khả năng về kinh tế, phương tiện đi lại giảm được thời gian và chi phí để được tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí của nhà nước. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động từ 100 cuộc trở lên/năm tại 85 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố (Đính kèm phụ lục). Ngoài ra, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước còn thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động khi địa phương có yêu cầu;

b) Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố để thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động, cụ thể như sau:

- Chỉ đạo Phòng Tư pháp phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố, Chi nhánh trực thuộc Trung tâm trong các đợt tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn và cử cán bộ của Phòng Tư pháp tham gia đợt trợ giúp pháp lý lưu động cùng với Trung tâm;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân trên địa bàn, tổ chức, bố trí địa điểm và cử đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tham dự các đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại địa phương;

- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố, Chi nhánh thuộc Trung tâm chịu trách nhiệm về nhân sự và nội dung trợ giúp pháp lý.

3. Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí thông qua hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại cơ sở

a) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý đã thành lập, chú trọng phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và kỹ năng điều hành các buổi sinh hoạt của Ban Chủ nhiệm. Kiểm tra chất lượng sinh hoạt của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý khi cần thiết;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ