Kế hoạch 05/KH-UBND Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017

Số hiệu 05/KH-UBND
Ngày ban hành 16/01/2017
Ngày có hiệu lực 16/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Vi phạm hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2017

Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ, y ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2017, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai có hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác thi hành pháp luật về XLVPHC và tình hình thi hành pháp luật; kịp thời đôn đốc, tổ chức thực hiện, tiếp thu ý kiến, kiến nghị; phát hiện những vướng mắc, bất cập hoặc những sai phạm (nếu có) trong việc thực thi các quy định pháp luật về XLVPHC và thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương. Trên cơ sở đó chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả hoặc kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; đảm bảo pháp luật được thi hành thống nhất; góp phần tích cực trong quản lý, điều hành công tác tại địa phương.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nội dung, biện pháp, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Gắn việc thực hiện các công tác này với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố theo quy định pháp luật.

II. NỘI DUNG

1. Về quản lý xử lý vi phạm hành chính

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về XLVPHC cho đội ngũ cán bộ, công chức; các tchức, doanh nghiệp và các tầng lp nhân dân trên địa bàn tỉnh với nội dung và hình thức phù hp với từng đối tượng.

b) Tchức tập hun nghiệp vụ chuyên sâu cho các chủ thể có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật XLVPHC.

c) Tăng cường công tác kim tra, giám sát việc thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh.

d) Triển khai thi hành Nghị định 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ Quy định cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, địa phương quản lý theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

đ) Biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

e) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo công tác thi hành pháp luật về XLVPHC theo quy định.

2. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

a) Tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức theo dõi, đánh giá đầy đủ, toàn diện các nội dung tình hình thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương theo quy định tại Chương I, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

d) Mở và duy trì chuyên trang, chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật trên cổng giao tiếp điện tử của tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

đ) Xác định lĩnh vực trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017. Trong đó tập trung vào lĩnh vực: Pháp luật về Hộ tịch; Hsơ thủ tục về công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh và Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận, khai thác nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, lao động.

e) Điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật:

- Lĩnh vực điều tra, khảo sát: Lĩnh vực pháp luật về Hộ tịch; Hồ sơ thủ tục vcông chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gn lin với đất trên địa bàn tỉnh.

- Nội dung điều tra, khảo sát: Được thực hiện theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Điều 1, 2, 3, 4, 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ.

- Đối tượng được điều tra, khảo sát gồm: Cán bộ, công chức liên quan trực tiếp đến việc tchức thi hành pháp luật; Tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.

- Phương pháp điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp. Các hình thức điều tra, khảo sát có thđược thực hiện độc lập hoặc được thực hiện kết hp, lồng ghép với các hoạt động khác.

- Tổ chức điều tra, khảo sát tại một số huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.

[...]