Kế hoạch 03-KH/TW năm 2021 thực hiện Kết luận 21-KL/TW về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Số hiệu 03-KH/TW
Ngày ban hành 01/12/2021
Ngày có hiệu lực 01/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chấp hành Trung ương
Người ký Võ Văn Thưởng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
---------------

Số: 03-KH/TW

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 21-KL/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ; KIÊN QUYẾT NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI, XỬ LÝ NGHIÊM CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, BIỂU HIỆN "TỰ DIỄN BIẾN”, "TỰ CHUYỂN HÓA"

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (sau đây gọi là Kết luận), Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhận thức sâu sắc tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay; trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện Kết luận; tạo bước chuyển biến rõ rệt, hiệu quả, thiết thực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

- Xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Kết luận. Quá trình thực hiện Kết luận phải tạo sự đồng bộ, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Quy định về những điều đảng viên không được làm, các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận phải kế thừa kết quả, kinh nghiệm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng thời gian qua, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tuyệt đối không được hình thức, chiếu lệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện Kết luận.

II- CÔNG TÁC QUÁN TRIỆT KẾT LUẬN VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

- Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc để quán triệt Kết luận và triển khai Kế hoạch thực hiện (đầu tháng 12/2021).

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt Kết luận và Kế hoạch thực hiện ở các cấp, các ngành (tháng 12/2021); chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền nội dung Kết luận, Bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

- Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bí thư các tỉnh ủy, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt Kết luận và triển khai Kế hoạch tại địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi phụ trách (tháng 12/2021 - 01/2022).

III- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở căn cứ vào nội dung Kết luận, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn quốc về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII (hoàn thành trong quý I/2022).

2. Xây dựng kế hoạch thực hiện Kết luận phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bổ sung, lồng ghép nội dung thực hiện Kết luận vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (tháng 12/2021); kiểm tra, giám sát việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt để thực hiện nghiêm Kết luận của Bộ Chính trị (thực hiện hằng năm từ năm 2022).

3. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập lý luận chính trị, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân; xây dựng chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị định kỳ, thường xuyên đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý (thực hiện thường xuyên).

4. Thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên. Những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu hiện lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", thì cấp ủy cấp trên phải kịp thời xem xét, gợi ý, chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; đồng thời, chú trọng kiểm tra, giám sát việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cấp ủy cấp dưới và tổ chức, cá nhân liên quan (thực hiện hằng năm, từ năm 2021).

5. Tiếp tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo theo quy định, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; trong Quốc hội khóa XV đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn (năm thứ 3, nhiệm kỳ Đại hội Đảng, nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp).

6. Giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính chiến đấu trong sinh hoạt cấp ủy, thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng; khắc phục tình trạng chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, mất đoàn kết, nể nang, né tránh, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, lợi ích nhóm (thực hiện thường xuyên).

7. Kịp thời sơ kết, tổng kết, rà soát, sửa đổi các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến các nội dung của công tác cán bộ, tổ chức bộ máy và trách nhiệm người đứng đầu; công tác cải cách hành chính; kiểm soát quyền lực và phòng, chống tiêu cực trong công tác cán bộ. Thực hiện có hiệu quả chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; chủ trương bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương (từ năm 2022).

8. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tập trung xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách, tài sản nhà nước, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm, khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản thất thoát; thực hiện có hiệu quả kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (thực hiện thường xuyên).

9. Tăng cường hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp, chú trọng công tác tự kiểm tra, tự giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước (thực hiện thường xuyên).

10. Tập trung rà soát hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối, tác động, hướng lái; không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong văn bản pháp luật (thực hiện thường xuyên).

11. Tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng. Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên (thực hiện thường xuyên).

IV- NHIỆM VỤ CỦA ĐẢNG ĐOÀN, BAN CÁN SỰ ĐẢNG, TỈNH ỦY, THÀNH ỦY, ĐẢNG ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

1. Đảng đoàn Quốc hội

- Thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung Kết luận thành quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, hoàn thành tốt chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 19-KL/TW, ngày 14/10/2021 về định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

[...]