Kế hoạch 03/KH-BCĐTƯVSATTP triển khai công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm năm 2015 do Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành

Số hiệu 03/KH-BCĐTƯVSATTP
Ngày ban hành 21/01/2015
Ngày có hiệu lực 21/01/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/KH-BCĐTƯVSATTP

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2015

Trong năm 2014, công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP đã được triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, từ các hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về ATTP từ đó góp phần làm thị trường thực phẩm an toàn hơn, đồng thời qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2014 cũng giúp Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về VSATTP có những chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế về hành lang pháp lý, năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy hoạt động BĐATTP, biểu dương kịp thời những cơ sở, đơn vị, địa phương thực hiện tốt việc BĐATTP.

Phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời hạn chế những tồn tại, yếu kém. Công tác thanh tra, kiểm tra BĐATTP của BCĐLNTƯ về VSATTP năm 2015 được triển khai như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ATTP, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;

b) Đánh giá thực trạng việc bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố (gọi chung là cơ sở thực phẩm), kịp thời ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, từng bước đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

c) Đánh giá thực trạng về ATTP một số nhóm hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm phát hiện và cảnh báo các mối nguy mất ATTP;

d) Thông qua việc thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thực phẩm, đánh giá công tác quản lý của các cơ quan nhà nước được giao chức năng quản lý về ATTP, đặc biệt là việc cấp các loại giấy phép về ATTP (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo).

2. Yêu cầu

a) Thanh tra, kiểm tra toàn diện việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP của các cơ sở thực phẩm. Thông qua việc thanh tra tại cơ sở thực phẩm tiến hành đánh giá công tác quản lý về ATTP các cấp;

b) Triển khai thanh tra, kiểm tra liên tục 12/12 tháng tại tất cả các tuyến từ Trung ương đến xã/phường;

c) Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng có liên quan, các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót đối tượng thanh tra, nâng cao hiệu quả quản lý.

II. NỘI DUNG

1. Triển khai mô hình điểm mạng lưới thanh tra chuyên ngành ATTP:

Mô hình mạng lưới thanh tra chuyên ngành ATTP thực hiện tại tuyến huyện, tuyến xã tại 05 thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm:

Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định về:

a) Công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định ATTP đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thực phẩm (gọi tắt là sản phẩm thực phẩm) theo quy định tại Luật ATTP, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP;

b) Ghi nhãn sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư liên tịch số 34/2014 ngày 27/10/2014 về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn;

c) Quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Luật Quảng cáo năm 2012, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, Bộ Công thương hướng dẫn quản lý quảng cáo thực phẩm;

d) Điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm theo quy định của Luật ATTP, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về điều kiện chung bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, Bộ Công thương quy định điều kiện bảo đảm ATTP;

đ) Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thực phẩm so với tiêu chuẩn đã công bố;

e) Việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP thực phẩm nhập khẩu. Trong đó chú trọng phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, nhất là việc vận chuyển, kinh doanh các loại gia cầm, sản phẩm gia cầm không được phép nhập khẩu.

3. Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống:

Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định bảo đảm ATTP đối với tất cả các loại hình cơ sở dịch vụ ăn uống theo quy định tại Luật ATTP, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở dịch vụ ăn uống:

+ Cơ sở chế biến suất ăn sẵn;

[...]