Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1975/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 81-KL/TW Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 01/KH-UBND
Ngày ban hành 05/01/2021
Ngày có hiệu lực 05/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1975/QĐ-TTG NGÀY 02/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 81-KL/TW NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 (gọi tắt là Kết luận số 81-KL/TW), Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kịp thời tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung Kết luận số 81-KL/TW nhằm sớm phát huy hiệu quả chủ trương của Đảng về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống và trong tình hình mới.

- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu để UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, văn bản pháp luật và tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức về an ninh lương thực trong tình hình mới, xem đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên của mặt trận phối hợp triển khai thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, gắn với chế biến, tiêu thụ lương thực theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn, Quản lý chặt chẽ theo chuỗi giá trị nông sản. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Thương hiệu lúa gạo Việt Nam và Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo; tổ chức sản xuất lúa gạo theo vùng chuyên canh, phát triển các vùng trọng điểm lúa gạo ổn định ở các địa bàn có lợi thế sản xuất tập trung để đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, xác định lợi thế cây trồng, vật nuôi để đầu tư, cải tạo cơ cấu giống, từ đó nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần đảm bảo an ninh và đa dạng lương thực, thực phẩm.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

3. Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hệ thống giao thông, nhằm phát triển dịch vụ vận chuyển và logistics, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường.

- Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

- Cơ quan phối hợp: 1 Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

4. Phát triển hệ thống lưu thông và dịch vụ thương mại lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống.

- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5. Ưu tiên hỗ trợ phát triển hộ trồng lúa thành hộ sản xuất chuyên nghiệp, hợp tác, liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6. Phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực, dự báo về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm để khi cần thiết có giải pháp phân phối, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.

- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[...]