Hướng dẫn 975/HD-BNV về bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 975/HD-BNV |
Ngày ban hành | 04/05/2004 |
Ngày có hiệu lực | 04/05/2004 |
Loại văn bản | Hướng dẫn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Đỗ Quang Trung |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 975/HD-BNV |
Hà nội, ngày 04 tháng 5 năm 2004 |
THÀNH VIÊN UBND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009
Thực hiện Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ; Bộ Nội vụ hướng dẫn bầu cử thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp như sau:
1- Việc bầu cử thành viên Uỷ ban nhân dân được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người. Thành viên Uỷ ban nhân dân chỉ trúng cử khi có quá nửa tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tán thành.
2- Việc bầu cử và trình phê chuẩn các chức danh thành viên UBND phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ theo Quyết định số 49-QĐ/TW ngày 03-5-1999 của Bộ Chính trị và thực hiện theo sự phân cấp quản lý cán bộ của Trung ương.
3- HĐND bầu Ban kiểm phiếu theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp và của các đại biểu HĐND. Đại biểu HĐND có quyền ứng cử và đề cử vào Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu gồm: Trưởng ban, Thư ký và các Uỷ viên. Thủ tục kiểm phiếu; cách xác định kết quả bầu cử; việc lập biên bản kết quả bầu cử thực hiện theo quy định của pháp luật.
4- Thực hiện chủ trương bầu có số dư đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND, đại biểu HĐND có quyền ứng cử và đề cử vào các chức danh trên của UBND. Số dư cụ thể do HĐND biểu quyết quyết định.
5- Trường hợp người được giới thiệu vào các chức danh trên xin rút khỏi danh sách ứng cử phải được HĐND thảo luận và biểu quyết công khai trước khi tiến hành bầu cử, nếu đa số đại biểu HĐND tán thành thì người đó được rút khỏi danh sách ứng cử.
6- Trường hợp không có đại biểu HĐND nào tự ứng cử hoặc đề cử thêm để bầu vào chức danh thành viên UBND, HĐND vẫn tiến hành bầu Chủ tịch UBND theo giới thiệu của Chủ tịch HĐND, bầu các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên UBND theo giới thiệu của Chủ tịch UBND.
7- Trong nhiệm kỳ nếu khuyết chức danh thành viên UBND, khi bầu cử bổ sung cũng được tiến hành theo quy định này.
II. BẦU CỬ THÀNH VIÊN UBND ĐẦU NHIỆM KỲ
1. Bầu Chủ tịch UBND:
1.1. Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND khoá mới bầu Chủ tịch UBND trong số các đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của Chủ tịch HĐND.
1.2. Đại biểu HĐND có quyền tự ứng cử và đề cử vào chức danh Chủ tịch UBND. Người tự ứng cử và người được đề cử nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
2. Bầu các Phó Chủ tịch UBND:
2.1. Sau khi bầu xong chức danh Chủ tịch UBND, HĐND bầu các Phó Chủ tịch UBND theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Chủ tịch UBND.
2.2. Đại biểu HĐND có quyền tự ứng cử và đề cử để HĐND bầu vào chức danh Phó Chủ tịch UBND. Người tự ứng cử và người được đề cử không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
3. Bầu các Uỷ viên UBND:
3.1. Sau khi bầu xong chức danh Phó Chủ tịch UBND, HĐND bầu các Uỷ viên UBND theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Chủ tịch UBND.
3.2. Đại biểu HĐND có quyền tự ứng cử và đề cử để HĐND bầu vào chức danh Uỷ viên UBND. Người tự ứng cử và người được đề cử không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
4. Hồ sơ trình phê chuẩn:
Sau khi kết thúc kỳ họp HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên UBND cấp huyện, cấp xã. Hồ sơ trình gồm:
4.1. Tờ trình của UBND đề nghị phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên UBND.
4.2. Nghị quyết của HĐND xác nhận kết quả bầu cử thành viên UBND.
4.3. Biên bản kết quả bầu cử thành viên UBND.
Chủ tịch HĐND ký chứng thực các Nghị quyết và biên bản của kỳ họp theo quy định tại Điều 50 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003.
4.4. Văn bản thông báo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ nêu tại mục I hướng dẫn này.