BAN TUYÊN
GIÁO TRUNG ƯƠNG
--------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 87-HD/BTGTW
|
Hà Nội, ngày
09 tháng 10 năm 2009
|
HƯỚNG DẪN
VỀ THỰC HIỆN “QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN TUYÊN
GIÁO CÁC CẤP VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÙNG CẤP TRONG VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BỨC XÚC CỦA NHÂN DÂN”
Ngày 27-4-2009, Ban Bí thư ra Quyết
định số 221-QĐ/TW ban hành “Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với
cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân” (sau đây gọi
tắt là Quy chế phối hợp). Được sự uỷ quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
sau khi đã thống nhất với Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương
hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau
I. MỘT SỐ QUAN
ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT KHI THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP
1. Vị trí, vai trò quan trọng của
công tác tư tưởng trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân
- Công tác tư tưởng là một bộ phận
cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, có vai trò đi
trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên, cổ vũ
nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong mọi giai đoạn cách mạng. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí
trước yêu cầu mới đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư
tưởng trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết
các vấn đề bức xúc của nhân dân và chỉ rõ: “Thường xuyên gắn kết chặt chẽ công
tác tư tưởng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại”.
- Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của
toàn Đảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp uỷ các cấp và đồng chí bí thư
cấp uỷ, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia đóng góp của nhân dân, trong
đó có lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng.
2. Xác định chủ thể phối hợp
- Trong Quy chế phối hợp này, ban
tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp vừa là chủ thể vừa là khách thể
phối hợp, tuỳ thuộc vào nội dung, thời điểm của từng công việc cụ thể. Do đó,
khi thể hiện trách nhiệm của từng cơ quan, Quy chế phối hợp đều đã xác định rõ
vai trò chủ trì của từng cơ quan trong từng điều, khoản cụ thể.
- Riêng việc xây dựng, ký kết
chương trình phối hợp hằng năm và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối
hợp, do ban tuyên giáo các cấp chủ trì. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước các
cấp chủ động đề xuất phối hợp.
3. Cụ thể hoá Quy chế phối hợp
bằng các chương trình phối hợp hằng năm
- Quy chế phối hợp được áp dụng đồng
bộ từ Trung ương đến cơ sở. Cấp uỷ đảng các cấp: tỉnh, huyện, xã không phải xây
dựng quy chế riêng, mà căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, chỉ đạo
ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ký kết chương trình phối
hợp hằng năm.
- Trong từng đề án, dự án phát triển
kinh tế - xã hội, hoặc giải quyết vụ việc bức xúc đều phải làm công tác tư tưởng,
nhưng cần phân biệt rõ, những dự án, đề án, vụ việc bức xúc nào do chính cơ
quan quản lý nhà nước phải trực tiếp triển khai thực hiện; chỉ những đề án, dự
án lớn, nhạy cảm hoặc vụ việc bức xúc lớn liên quan đến đông đảo nhân dân thì
phối hợp với ban tuyên giáo các cấp để có sự chỉ đạo, đồng bộ, toàn diện trên
lĩnh vực tư tưởng.
- Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ và
thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, điều kiện nguồn lực, kinh phí, ban tuyên
giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp lựa chọn những nội dung cần thiết, cấp
bách để xây dựng và ký kết chương trình phối hợp, đảm bảo triển khai có hiệu quả,
tránh ôm đồm, hình thức, gây lãng phí, tốn kém.
II. GIẢI THÍCH
TỪ NGỮ
Trong Quy chế phối hợp, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Ban tuyên giáo các cấp: là ban tuyên giáo của cấp uỷ đảng các cấp, bao gồm: Ban Tuyên giáo
Trung ương; ban tuyên giáo cấp tỉnh; ban tuyên giáo cấp huyện; ban tuyên giáo cấp
xã.
2. Cơ quan quản lý nhà nước các
cấp: là cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở, bao gồm: Chính phủ; các bộ và cơ quan ngang bộ; uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
huyện, xã; các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
III. HƯỚNG DẪN
CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ PHỐI HỢP
Quy chế phối hợp gồm 5 chương 12
điều, quy định cụ thể: phạm vi, đối tượng, mục đích, nội dung, trách nhiệm,
phương thức phối hợp; chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành thực hiện
như trong Quy chế phối hợp. Riêng một số điều mang tính khái quát, Ban Tuyên
giáo Trung ương hướng dẫn chi tiết thực hiện như sau:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng phối
hợp
a. Phạm vi phối hợp
Quy chế phối hợp thực hiện đồng bộ
ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã; giới hạn trong phạm vi hai mảng công việc:
- Một là: trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Hai là: trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.
- Các mảng công việc khác thực hiện
theo các quy định hiện hành.
b. Đối tượng phối hợp
Cấp Trung ương:
- Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp
với Chính phủ.
- Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp
với các bộ, cơ quan ngang bộ, hiện nay là: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại
giao; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Lao động, Thương binh và Xã
hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo
dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Uỷ ban Dân tộc; Văn phòng Chính phủ.
- Ban Tuyên giáo Trung ương khi phối
hợp với các cơ quan không thuộc đối tượng nêu trên, thì thực hiện theo các quy
định hiện hành (Quyết định số 153-QĐ/TW ngày 21-4-2008 của Ban Bí thư về việc
ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với ban
cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực
tuyên giáo và các cơ quan liên quan v.v…).
Cấp tỉnh:
- Ban tuyên giáo cấp tỉnh phối hợp
với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ban tuyên giáo cấp tỉnh phối hợp
với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gồm có sở và cơ quan
tương đương sở (quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 4-2-2008).
Cấp huyện:
- Ban tuyên giáo cấp huyện phối hợp
với uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Ban tuyên giáo cấp huyện phối hợp
với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện, gồm có các phòng và
cơ quan tương đương phòng (quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày
4-2-2008).
Cấp xã:
- Những
nơi có ban tuyên giáo cấp xã thì đồng chí bí thư đảng uỷ trực tiếp chỉ đạo ban
tuyên giáo cấp xã phối hợp với uỷ ban nhân dân.
- Những nơi chưa thành lập ban
tuyên giáo cấp xã thì đồng chí bí thư đảng uỷ trực tiếp chỉ đạo, phân công cấp
uỷ viên và các tổ chức đoàn thể phối hợp với uỷ ban nhân dân và các uỷ viên uỷ
ban nhân dân.
c. Giải thích về cấp độ và
quy mô phối hợp
- Ở cấp Trung ương:
+ Đối với những việc có quy mô, phạm
vi lớn, thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ thì Ban Tuyên giáo Trung ương
phối hợp với Chính phủ; Chính phủ chủ trì, giao các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan thực hiện; Ban Tuyên giáo Trung ương phối
hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh uỷ, thành uỷ liên quan.
+ Đối với những việc chỉ liên quan
đến 1 bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tỉnh, thành phố, thì Ban Tuyên giáo Trung ương
phối hợp trực tiếp với bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tỉnh uỷ, thành uỷ đó.
- Ở cấp tỉnh, huyện:
+ Đối với những việc có quy mô, phạm
vi lớn, thuộc thẩm quyền quyết định của uỷ ban nhân dân, thì ban tuyên giáo phối
hợp với uỷ ban nhân dân; uỷ ban nhân dân chủ trì, giao các cơ quan chuyên môn
thực hiện.
+ Đối với những việc chỉ liên quan
đến 1 cơ quan chuyên môn thì ban tuyên giáo cùng cấp phối hợp trực tiếp với cơ
quan chuyên môn cấp đó.
Điều 6. Nội dung phối hợp (trong việc giải quyết vấn đề bức xúc của nhân dân, Chương III)
Khoản 1. Tham mưu giúp cấp uỷ và trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề bức
xúc của nhân dân.
- Bức xúc của nhân dân là hiện tượng
xã hội xuất hiện khi có dự án, đề án, sự việc hoặc vấn đề nào đó mà nhân dân
không hiểu, không đồng tình, gây băn khoăn, thắc mắc, bất bình, đòi hỏi cơ quan
chức năng giải thích, làm rõ. Nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn tới
hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
- Bức xúc của nhân dân thường phát
sinh trong các quá trình sau:
+ Triển khai các dự án, đề án về
phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự án, đề án đã nêu ở khoản 2, Điều 4.
+ Phòng chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí.
+ Khởi tố, xét xử các vụ án nhạy cảm.
+ Bãi công, bãi khoá, bãi thị, biểu
tình, khiếu kiện đông người.
+ Tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt,
cách chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không
đúng quy định.
+ Thực hiện sai chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Phòng chống thiên tai, dịch bệnh,
tai nạn, tệ nạn xã hội.
+ Bảo vệ biên giới, biển đảo, độc
lập, chủ quyền, an ninh quốc gia v.v…
- Những
vụ việc bức xúc diễn ra thuộc chức năng, quyền hạn của cấp nào, ngành nào thì cấp,
ngành đó chủ động phối hợp với ban tuyên giáo cùng cấp giải quyết. Những bức
xúc diễn ra ở diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành, thì
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn chung.
Điều 9. Chỉ đạo phối hợp
Khoản 2. Cấp tỉnh, huyện, xã: Thường trực cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo sự phối hợp.
- Hằng năm (hoặc đột xuất) thường
trực cấp uỷ có kế hoạch chỉ đạo việc phối hợp giữa ban tuyên giáo với cơ quan
quản lý nhà nước; giao ban tuyên giáo và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan
tổ chức thực hiện. Trong báo cáo tổng kết công tác xây dựng đảng hằng năm, có
đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Quy chế phối hợp.
- Chỉ đạo cấp uỷ cấp dưới thực hiện
Quy chế phối hợp.
Điều 10. Chế độ theo dõi, giao
ban và ký kết chương trình phối hợp
Khoản 1. Ban tuyên giáo các cấp và cơ quan quản lý
nhà nước cùng cấp phân công đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp.
Mỗi cơ quan cử bộ phận, cán bộ giúp lãnh đạo theo dõi việc thực hiện phối hợp.
- Ban Tuyên giáo Trung ương: phân
công đồng chí Phó Trưởng Ban thường trực, trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; Vụ
Tuyên truyền giúp Lãnh đạo Ban theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.
- Đề nghị Chính phủ: phân công 1 đồng
chí trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ theo
dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ: phân
công 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; văn phòng (hoặc cục,
vụ chuyên môn) giúp lãnh đạo theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.
- Cấp tỉnh, huyện: phân công lãnh
đạo phụ trách; bộ phận, cán bộ theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.
Khoản 2. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, ban tuyên giáo các cấp chủ trì họp giao
ban với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để đánh giá công tác phối hợp và xây
dựng phương hướng phối hợp; tổng hợp báo cáo thường trực cấp uỷ và ngành dọc cấp
trên.
- Địa điểm giao ban sẽ tổ chức
luân phiên tại ban tuyên giáo và các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
- Ngoài giao ban định kỳ, ban
tuyên giáo các cấp chủ động họp riêng với từng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
hoặc giao ban quý để bàn sâu nội dung phối hợp.
Khoản 3. Tiến hành ký kết chương trình phối hợp
hằng năm, hoặc với từng dự án, đề án lớn, nhạy cảm giữa các cơ quan sau:
- Cấp Trung ương:
+ Đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ
chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương.
+ Ban Tuyên giáo Trung ương chủ
trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ theo
từng năm. Đối với những dự án, đề án lớn phải triển khai trong nhiều năm thì ký
kết phối hợp riêng cho từng dự án, đề án.
- Cấp tỉnh:
+ Ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với ban tuyên giáo cấp
tỉnh.
+ Ban tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì
xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với một số sở, cơ quan tương
đương sở đang có nhiều nội dung cần thiết, cấp bách cần phối hợp. Những năm
sau, tiếp tục rút kinh nghiệm triển khai ở diện rộng.
- Cấp huyện, xã: ban tuyên giáo chủ trì xây dựng, ký kết chương trình phối hợp với uỷ
ban nhân dân cùng cấp. Những nơi chưa có ban tuyên giáo cấp xã, thường trực cấp
uỷ trực tiếp chỉ đạo sự phối hợp.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN PHỐI HỢP
- Việc phối hợp giữa ban tuyên
giáo các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là việc làm thường
xuyên. Do đó, kinh phí hoạt động phối hợp được bố trí trong kinh phí chi thường
xuyên của ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Hằng năm, ban
tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây dựng kế hoạch kinh
phí cho nội dung này với tinh thần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Trong quá
trình thực hiện phối hợp, nếu phát sinh thêm kinh phí thì các đơn vị lập kế hoạch
báo cáo cấp uỷ, uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo để được bổ sung kinh phí bảo đảm
hoạt động phối hợp.
- Đối với những dự án, đề án lớn,
ngay trong quá trình xây dựng, uỷ ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chủ quản dự
án, đề án bố trí kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp làm công tác tư tưởng cho
nhân dân trong tổng kinh phí của dự án, đề án (như kinh phí khảo sát, điều tra
dư luận xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền; biên soạn, phát
hành tài liệu tuyên truyền...).
Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ
sao in Hướng dẫn này kèm theo Quy chế phối hợp gửi ban tuyên giáo cấp huyện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị
phản ảnh về Ban Tuyên giáo Trung ương (thông qua Vụ Tuyên truyền).
|
K/T TRƯỞNG
BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Phùng Hữu Phú
|