Hướng dẫn 321/HD-UBTVQH14 năm 2018 về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu 321/HD-UBTVQH14
Ngày ban hành 02/10/2018
Ngày có hiệu lực 02/10/2018
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 321/HD-UBTVQH14

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2018

 

HƯỚNG DẪN

MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2016 - 2021

Căn cứ quy đnh của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số nội dung về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 như sau:

1. Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm

Căn cứ quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, y viên Ủy ban nhân dân.

Theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ nêu trên thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với chức vụ cao nhất. Không lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ quy định tại điểm a và điểm b mục này có thời gian đảm nhiệm chức vụ liên tục chưa đủ 09 tháng, tính đến ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân.

2. Thời hạn, thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm

Điều 7 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ”. Theo đó, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Hội đồng nhân dân các cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2018.

3. Quy trình lấy phiếu tín nhiệm và trách nhiệm của người lấy phiếu tín nhiệm

a) Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dânĐiều 9 của Nghị quyết số 85/2014/QH13. Riêng đối với Hội đồng nhân dân cấp xã do không thành lập Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thì trước khi tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định việc phân chia thành các Tổ để các đại biểu Hội đồng nhân dân trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

b) Người được lấy phiếu phiếu tín nhiệm có trách nhiệm sau đây:

- Chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân (theo mẫu gửi kèm).

+ Thời gian báo cáo: tính từ thời điểm được Hội đồng nhân dân bầu.

+ Báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cần bổ sung nội dung tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

+ Báo cáo có độ dài từ 4 - 5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4, không kèm theo phụ lục.

+ Kê khai tài sản, thu nhập của người được lấy phiếu tín nhiệm: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập (theo mẫu gửi kèm).

- Trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu thì người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có yêu cầu (theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết số 85/2014/QH13).

4. Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm

Hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Điều 10 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.

5. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm

- Việc xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu, nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 17 Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc hội.

- Việc ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

6. Để làm tốt công tác lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một số việc sau đây:

(1). Quán triệt sâu sắc, đầy đủ để từng đại biểu Hội đồng nhân dân nắm chắc mục đích, yêu cầu, nội dung, trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và bảo đảm để đại biểu nhận thức sâu sắc trách nhiệm thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát, đánh giá tín nhiệm đối với các vị được Hội đồng nhân dân bầu một cách thật dân chủ, thận trọng, khách quan, công tâm và chính xác.

(2). Hướng dẫn, yêu cầu các vị được lấy phiếu tín nhiệm chuẩn bị báo cáo để gửi đến từng đại biểu Hội đồng nhân dân; thực hiện việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, đồng thời trả lời đầy đủ, nghiêm túc các vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân nêu ra.

(3). Việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tổ chức chặt chẽ, theo đúng nội dung, trình tự, thủ tục; bảo đảm để đại biểu Hội đồng nhân có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm; kiểm soát tốt tình hình tiếp nhận thông tin, không sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ