Hướng dẫn 3041/HD-STC hướng dẫn cơ bản về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 do Sở Tài chính thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 3041/HD-STC
Ngày ban hành 06/07/2012
Ngày có hiệu lực 06/07/2012
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Hà Ninh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3041/HD-STC

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013

Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013 – 2015;

Căn cứ Thông tư số 99/2012/TT-BTC ngày 19/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013;

Căn cứ Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 03/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán Ngân sách nhà nước năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ ngân sách nhà nước 3 năm 2013-2015;

Sở Tài chính Hà Nội hướng dẫn một số nội dung cơ bản về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 như sau:

I/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012

1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2012

Căn cứ Nghị quyết số 08/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND Thành phố về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2012, Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND Thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách của thành phố Hà Nội năm 2012; Văn bản số 5694/STC-QLNS ngày 12/12/2011 của Sở Tài chính Hà Nội về hướng dẫn, điều hành dự toán ngân sách năm 2012; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội căn cứ kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2012 đánh giá kết quả thu ngân sách cả năm 2012 giao đơn vị, địa phương mình tổ chức thực hiện, trên cơ sở triển khai các giải pháp phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN đã được giao; trong đó tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá, phân tích các tác động kinh tế đến kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2012 như: Tình hình sản xuất - kinh doanh, hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn; kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm chủ yếu; giá bán, lợi nhuận; rà soát để tính đến các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, các dự án đầu tư đã hết thời gian hưởng ưu đãi; phân tích kỹ những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN năm 2012, nhất là các khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh những tháng đầu năm 2012 chi phí sản xuất đầu vào tăng, tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các ngành hàng và dự kiến thay đổi của những tháng cuối năm; tình hình thực hiện số thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; tình hình quản lý thu và sử dụng nguồn thu phí, lệ phí theo quy định; kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch tài chính về đất đai; tình hình giao dịch mua bán bất động sản; tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán.

- Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012; dự báo tác động của việc thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ đối với việc giảm, miễn thuế, giãn nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tác động đến thu NSNN. Đánh giá kết quả triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu; các chính sách thuế mới ban hành, sửa đổi, bổ sung năm 2012 ảnh hưởng đến kết quả thu.

- Đánh giá tình hình triển khai Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012 trong ngành thuế; tình hình nợ đọng và xử lý nợ đọng thuế năm 2012: Xác định số nợ thuế đến 31/12/2011, dự kiến số nợ phát sinh trong năm 2012, số nợ thuế thu hồi được trong năm 2012 và số nợ thuế đến 31/12/2012. Tổng hợp, phân loại đầy đủ, chính xác số thuế nợ đọng theo quy định (nợ đọng theo từng loại doanh nghiệp; nợ đọng theo từng sắc thuế; nợ đọng diễn ra ở từng ngành, từng lĩnh vực).

- Đánh giá tình hình kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng; số thuế phải hoàn phát sinh trong năm 2012; số dự kiến hoàn cho các doanh nghiệp trong năm 2012; trong đó phân tích rõ nguyên nhân hoàn thuế tăng, giảm đột biến so với năm trước.

- Đánh giá kết quả phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý thu ngân sách và tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát truy thu nợ đọng, chống thất thu, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại,... việc phối hợp trong kiểm tra giá; số đối tượng đã thanh tra, kiểm tra trong 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm; số thuế kiến nghị truy thu thông qua công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế; số kiến nghị truy thu của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra và dự kiến số nộp vào NSNN trong năm. Kiến nghị các giải pháp tăng cường công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả các hoạt động này.

2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSĐP năm 2012

2.1. Đối với nhiệm vụ chi đầu tư phát triển

a) Công tác bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012:

- Đánh giá việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi đầu tư XDCB cho các dự án, công trình trong năm 2012 theo nguyên tắc quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước; Văn bản số 10483/UBND-KH&ĐT ngày 02/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội. Trong đó:

+ Việc phân bổ vốn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thành phố, đảm bảo bố trí vốn cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, phù hợp với tiến độ thực hiện; việc bố trí vốn để thanh toán nợ đầu tư XDCB, bố trí để hoàn trả số vốn đã được ngân sách tạm ứng theo quy định; thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư.

+ Đánh giá việc thực hiện các quy định đảm bảo bố trí vốn đối với công trình nhóm C hoàn thành trong thời hạn không quá 3 năm, công trình nhóm B hoàn thành trong thời hạn không quá 5 năm; chống đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian không hiệu quả; việc ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho cá dự án ODA, dự án đã hoàn thành trong năm 2011, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012.

b) Đánh giá về triển khai đầu tư và giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2012:

- Đánh giá tổng quát tình hình thực hiện năm 2012, bao gồm giá trị khối lượng thực hiện đến hết 30/6/2012, vốn thanh toán đến hết 30/6/2012 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến 31/12/2012; kèm theo biểu phụ lục chi tiết từng dự án, có số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết kế hoạch năm 2011, kế hoạch vốn năm 2012.

- Đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý vốn đầu tư: thủ tục đầu tư; thời gian, tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư... các công trình, dự án XDCB trong năm 2012; những tồn tại trong cơ chế, chính sách quản lý đầu tư hiện nay.

- Đánh giá khả năng thực hiện vốn đầu tư XDCB trong năm 2012 theo các nguồn vốn NSNN: Vốn trái phiếu Chính phủ; vốn đầu tư XDCB tập trung theo phân cấp.

- Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA và khả năng đảm bảo vốn đối ứng.

- Đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đối với các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học, Nhà ở công vụ cho giáo viên và Nhà ở sinh viên.

- Tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả xử lý nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để xử lý các khoản nợ đọng.

c) Đánh giá công tác quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến 30/6/2012 và dự kiến đến hết năm 2012; nêu rõ thời gian dự án đã hoàn thành mà chưa được quyết toán, nguyên nhân và giải pháp xử lý.

[...]