Hướng dẫn 2504/HD-UBND năm 2016 về lập danh mục hồ sơ, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 2504/HD-UBND
Ngày ban hành 14/04/2016
Ngày có hiệu lực 14/04/2016
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2504/HD-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

HƯỚNG DẪN

VỀ VIỆC LẬP DANH MỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Ngày 22 tháng 02 năm 2013 UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành văn bản số 1089/UBND-SNV về việc triển khai Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan,

Sau 03 năm triển khai thực hiện, qua kết quả kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ; các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị cho thấy: Việc triển khai thực hiện Thông tư số 07/2012/TT-BNV đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả triển khai thực hiện chưa cao; một số nội dung trong Thông tư chưa rõ ràng đặc biệt là đối với công tác lập Danh mục hồ sơ, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; chất lượng hồ sơ được lập chưa đồng đều dẫn đến tình trạng tài liệu tồn đọng tích đống vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nhằm làm rõ hơn một số nội dung trong Thông tư số 07/2012/TT-BNV, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai thực hiện Thông tư, góp phần nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hướng dẫn cụ thể như sau:

I. TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP DANH MỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN

1. Giúp quản lý các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân thông qua hệ thống hồ sơ; nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc lập hồ sơ và quản lý hồ sơ.

2. Giúp cho cán bộ, công chức, viên chức nắm chắc thành phần, nội dung và khối lượng văn bản nh thành khi giải quyết công việc, tránh được tình trạng phân tán, thất lạc tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

3. Là căn cứ để lựa chọn những tài liệu có giá trị để lưu trữ và phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng.

II. TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC LẬP DANH MỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN

1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan: Chỉ đạo thực hiện công tác lập Danh mục hồ sơ, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan đến các CCVC thuộc phạm vi quản lý.

2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp; Tham mưu thủ trưởng cơ quan trong việc hướng dẫn xây dựng Danh mục hồ sơ của cơ quan, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; tham mưu thủ trưởng cơ quan trong việc bố trí kinh phí cung cấp bìa, hộp (cặp) đựng tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ công tác lp hồ sơ công việc; tổ chức thực hiện lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; tổ chức tổng kết rút kinh nghim để công tác lập hồ sơ trong cơ quan được tốt hơn.

3. Trách nhiệm của bộ phận văn thư, lưu trữ:

- Trực tiếp xây dựng và hướng dẫn thực hiện việc xây dựng Danh mục hồ sơ, lập hồ sơ của cơ quan mình; sao gửi Danh mục hồ sơ và chuẩn bị bìa, hộp (cặp) giao cho cá nhân chịu trách nhiệm lập hồ sơ; tham mưu Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng hành chính - Tổng hợp trong việc lựa chọn bìa, hộp, cặp theo đúng quy định hiện hành nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn khi nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan cũng như Lưu trữ lịch sử. (Bìa hồ sơ lưu trữ, hộp bảo quản tài liệu, giá bảo quản được thiết kế và in theo Tiêu chuẩn quốc gia được công bố tại Quyết định số 1687/QĐ-KHCN ngày 23/7/2012 của Bộ Khoa học và Công nghvề việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia như sau: TCVN 9251:2012 - Bìa hồ sơ lưu trữ; TCVN 9252:2012 - Hộp bo quản tài liệu lưu trữ; TCVN 9253:2012 - Giá bảo quản tài liệu);

- Thu thập, bổ sung hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu từ các đơn vị, tchức, cá nhân vào kho Lưu trữ cơ quan theo quy định hiện hành; hoàn thiện, hoàn chỉnh hồ sơ sau khi được giao nộp vào Lưu trữ cơ quan [chỉnh sửa các thông tin trên bìa hồ sơ (nếu cần), đánh số tờ trong hồ sơ. Đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn phải viết Chứng từ kết thúc và biên mục văn bản trong hồ sơ].

4. Các đơn vị trong cơ quan: Phối hợp với Văn phòng hoặc Phòng Hành chính - Tổng hợp trong việc lập Danh mục hồ sơ, lập hồ sơ, bảo quản và giao nộp hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan; mỗi cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm lập hồ sơ theo chức năng, nhiệm vụ và những công việc được phân công phụ trách theo dõi, giải quyết và bàn giao hồ sơ khi có sự thay đổi về nhiệm vụ được phân công.

III. HƯỚNG DẪN LẬP DANH MỤC HỒ SƠ, LẬP HỒ SƠ, GIAO NỘP HỒ SƠ VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN

1. Lập Danh mục hồ sơ (Mẫu danh mục hồ sơ Phụ lục 1)

a) Căn cứ đlập Danh mục hồ sơ

- Các văn bản quy định về: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế làm việc; phân công nhiệm vụ của lãnh đạo quản lý, của cán bộ, công chức, viên chức; kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan và các đơn vị trong cơ quan;

- Danh mục hồ sơ của những năm trước; bảng thời hạn bảo quản tài liệu và mục lục hồ sơ của cơ quan (nếu có).

b) Nội dung của lập Danh mc hồ sơ

Các đơn vị dự kiến Danh mục hồ sơ của đơn vị mình theo hướng dẫn nghiệp vụ của văn thư; văn thư tổng hợp, xây dựng dự thảo Danh mục hồ sơ của cơ quan, tổ chức; lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, cá nhân liên quan hoặc văn thư xây dựng Danh mục hồ sơ của đơn vị mình gửi các đơn vị, cá nhân liên quan góp ý.

Trình tự các bước xây dựng Danh mục hồ sơ:

Bước 1: Xây dựng khung đề mục, khung phân loại của Danh mục hồ sơ

Có thể xây dựng khung đề mục Danh mục hồ sơ theo cơ cấu tổ chức (tên các đơn vị trong cơ quan, tổ chức làm đề mục ln, các đề mục nhỏ là các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị) hoặc theo lĩnh vực hoạt động (tên các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan, tổ chức làm đề mục lớn các đề mục nhỏ là các vấn đề trong phạm vi một lĩnh vực hoạt động). Căn cứ tình hình thực tế của mi cơ quan, tổ chức để chọn khung đề mục Danh mục hồ sơ cho phù hợp.

Ví dụ 1: Khung đề mục của Danh mục hsơ Sở Nội vụ (theo cơ cấu tổ chức) được xây dựng như sau:

Số và ký hiu HS

Tên đề mục và tiêu đề hồ sơ

Thời hạn bảo quản

Đơn vị/người lập hồ sơ

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

I. Văn phòng Sở

 

 

 

 

1. Tài liệu về công tác hành chính, tổng hợp

 

 

 

 

2. Tài liệu về công tác-thi đua, khen thưởng

 

 

 

 

3 ….

 

 

 

 

II. Phòng Công chức, viên chức

 

 

 

 

1. Tài liệu về tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng

 

 

 

 

2. Tài liệu về tuyển dụng công chức, viên chức

 

 

 

 

3 …..

 

 

 

 

III. Phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên

 

 

 

 

1. Tài liệu về tổ chức, hướng dẫn công tác bầu cHĐND các cấp

 

 

 

 

2. Tài liệu về việc thống kê số lượng, chất lượng đại biểu HĐND

 

 

 

 

3  …..

 

 

 

[...]