Hướng dẫn 19542/HD-GĐĐĐ năm 2000 về việc đo vẽ và kiểm tra bản vẽ sơ đồ nhà - đất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đô thị theo Quyết định 38/2000/QĐ-UB-ĐT do Sở Địa chính - Nhà đất TP.Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 19542/HD-GĐĐĐ
Ngày ban hành 25/12/2000
Ngày có hiệu lực 25/12/2000
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành S? Ð?a chính - Nhà d?t Thành ph? H? Chí Minh
Người ký Đào Anh Kiệt
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ ĐỊA CHÍNH – NHÀ ĐẤT
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 19542/HD-GĐĐĐ

TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2000

 

HƯỚNG DẪN

ĐO VẼ VÀ KIỂM TRA BẢN VẼ SƠ ĐỒ NHÀ - ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ THEO QUYẾT ĐỊNH 38/2000/QĐ-UB-ĐT NGÀY 19.06.2000 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH

Với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện quyết định số 38/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 19.06.2000 của Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh về việc ban hành “Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đô thị; thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại thành phố Hồ Chí Minh” (gọi tắt là Bản quy định) và qua tham khảo một số ý kiến của quận, huyện sau một thời gian triển khai thực tế công tác này; nay Sở Địa chính – Nhà đất ban hành một hướng dẫn về đo vẽ và kiểm tra bản vẽ sơ đồ nhà - đất phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đô thị (GCN). Hướng dẫn này thay thế các hướng dẫn do Sở Địa chính – Nhà đất đã ban hành trước đây, gồm :

- Hướng dẫn 9265/HD.GĐĐĐ ngày 04.7.2000;

- Hướng dẫn 13297/HD.GĐĐĐ ngày 19.9.2000; và

- Công văn số 17124/CV.VP ngày 10.11.2000.

Nhằm không làm ảnh hưởng tiến độ cấp GCN các bản vẽ sơ đồ nhà - đất đã thực hiện từ khi có hai hướng dẫn nêu trên thì vẫn được sử dụng để cấp GCN và bắt đầu áp dụng hướng dẫn này sau khi được ban hành.

Mục đích, yêu cầu và cơ sở pháp lý của hướng dẫn :

* Mục đích :

- Tạo sự chủ động tích cực của Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi tắt là quận) để đạt kết quả tốt nhất; tạo điều kiện cho người xin cấp GCN tham giathiếtthực vào công tác này; huy động được sự tham gia của nhiều đơn vị có tư cách pháp nhân.

- Phân định rõ trách nhiệm trong việc kiểm tra bản vẽ sơ đồ nhà - đất đối với người xin cấp GCN, đơn vị đo đạc lập bản vẽ sơ đồ nhà - đất và cơ quan cấp GCN.

* Yêu cầu :

- Phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố và thực hiện thống nhất trên địa bàn thành phố;

- Thứ tự ưu tiên sử dụng các tài liệu, bản đồ, sơ đồ … có độ chính xác từ cao đến thấp.

* Cơ sở pháp lý :

- Văn bản 1725/LB.QLN ngày 17.12.1996 của liên Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính;

- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 và 1:25000 ban hành theo quyết định số 7201/1999/QĐ-ĐC ngày 30.12.1999 và Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 ban hành kèm theo quyết định số 719/1999/QĐ.ĐC ngày 30.12.1999 của Tổng cục Địa chính.

Nội dung của hướng dẫn như sau :

Phần một

VỀ ĐO ĐẠC LẬP BẢN VẼ SƠ ĐỒ NHÀ - ĐẤT

I.- MỘT SỐ KHÁI NIỆM :

1.- Bản đồ, sơ đồ, bản vẽ :

Cách gọi chung nhất cho tất cả các loại hình bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, trích đo …

2.- Bản đồ địa chính có tọa độ (BĐĐCCTĐ) :

Là bản đồ được thành lập trên cơ sở lưới tọa độ Nhà nước, bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa và sau đó biên tập, biên vẽ theo từng đơn vị hành chính phường (xã, thị trấn) theo đúng quy trình quy phạm của Tổng cục Địa chính ban hành; trên bản đồ chủ yếu thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ sử dụng; đáp ứng tốt nhất yêu cầu về quản lý đất đai của Nhà nước ở các cấp phường (xã, thị trấn), quận (huyện), thành phố (tỉnh) và trung ương.

3.- Bản đồ địa chính (BĐĐC) không có tọa độ :

Là bản đồ được thành lập bằng các phương pháp kém chính xác hơn chủ yếu là chỉnh lý không ảnh để biên tập, biên vẽ theo từng đơn vị hành chính phường (xã, thị trấn) theo đúng quy trình quy phạm của Tổng cục Địa chính ban hành; trên bản đồ thể hiện vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ sử dụng; đáp ứng được yêu cầu trước mắt về quản lý đất đai của Nhà nước ở các cấp phường (xã, thị trấn), quận (huyện), thành phố (tỉnh) và trung ương.

4.- Sơ đồ nền :

[...]