Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ năm 2019 về xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2020 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1609/HD-TLĐ
Ngày ban hành 22/10/2019
Ngày có hiệu lực 22/10/2019
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Minh Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1609/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2019

 

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2020

- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TLĐ ngày 22/10/2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2020;

- Hướng dẫn số 1305/HD-TLĐ ngày 15/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn;

- Kế hoạch số 48/KH-TLĐ ngày 30/10/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Kế hoạch tổ chức triển khai thu kinh phí công đoàn khu vực SXKD qua tài khoản của Tổng Liên đoàn;

- Căn cứ kết quả thực hiện thu - chi tài chính công đoàn năm 2018, tình hình thực hiện dự toán tài chính công đoàn năm 2019,

Tổng Liên đoàn hướng dẫn các cấp công đoàn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2020 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2019

1. Về thu, chi tài chính công đoàn

Căn cứ kết quả tổ chức thực hiện thu, chi, nộp nghĩa vụ tài chính công đoàn 10 tháng đầu năm 2019 và ước thực hiện cả năm 2019, các cấp công đoàn cần tập trung đánh giá một số nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn theo quy định hiện hành; đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi tài chính công đoàn, việc giao dự toán và cấp kinh phí năm 2019.

- Đánh giá công tác thống kê, theo dõi số liệu lao động, đoàn viên theo báo cáo của tổ chức và số liệu lao động, đoàn viên theo số liệu thu tài chính công đoàn.

- Đánh giá việc thực hiện: Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/1/2016, Nghị quyết số 09C/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; Quy chế phối hợp số 3601/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 20/9/2016 giữa Tổng Liên đoàn và Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đánh giá việc thực hiện công tác chỉ đạo phối hợp theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Đánh giá việc thực hiện Quy chế số 1822/QCPH/BTC-TLĐ ngày 08/12/2014 giữa Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong đó tập trung phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra đóng kinh phí công đoàn, kết quả tăng thêm về số thu kinh phí công đoàn khi thực hiện công tác phối hợp trên.

- Đơn vị sự nghiệp công đoàn: Đánh giá công tác thực hiện dự toán năm 2019; kết quả thu, chi sự nghiệp; tình hình thực hiện chi từ nguồn ngân sách nhà nước; phân tích rõ chi tiết tiền lương; tình hình triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Chính phủ và Tổng Liên đoàn.

2. Về quản lý tài chính, tài sản công đoàn

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi tại từng cấp công đoàn trong việc triển khai thực hiện các quy định về thu, chi, quản lý tài chính. Đánh giá, phân tích về việc thực hiện cơ chế thu, phân cấp tài chính tác động đến kết quả thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn.

- Đánh giá công tác quản lý tài sản theo các quy định hiện hành.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tình hình sử dụng tài chính đối với các cơ quan công đoàn.

II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2020

1. Mục tiêu, nguyên tắc

1.1. Mục tiêu

Dự toán thu tài chính công đoàn năm 2020 các cấp công đoàn xây dựng có tính khả thi cao. Căn cứ tình hình thực tế, từng ngành, từng địa phương xây dựng dự toán thu đảm bảo thu đúng, thu đ, kịp thời theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động.

1.2. Nguyên tắc

- Xây dựng dự toán thu tài chính công đoàn phải bảo đảm đúng Quyết định số 1610/QĐ-TLĐ ngày 22/10/2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định v nguyên tc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2020. Xác định được số phải thu tài chính công đoàn trong năm 2020 và tổ chức thực hiện việc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, khắc phục tình trạng thất thu kinh phí, đoàn phí, đặc biệt tại các đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/1/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới; Nghị Quyết số 09c/NQ-BCH ngày 18/10/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn về “Điều chỉnh tỉ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cp công đoàn đtạo ngun kinh phí cho đu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất”.

- Dự toán chi tài chính công đoàn cần đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí. Nội dung chi tập trung cho các hoạt động thiết thực, hiệu quả như: đào tạo, bi dưỡng cán bộ công đoàn, phát trin đoàn viên, hạn chế chi tiếp khách, hành chính và các chi phí khác.

[...]