Hướng dẫn 1114/HD-TLĐ thực hiện Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1114/HD-TLĐ
Ngày ban hành 09/07/2009
Ngày có hiệu lực 09/07/2009
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Văn Ngàng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1114/HD-TLĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN.

Để thống nhất trong thực hiện các qui định của Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 482/QĐ-TLĐ ngày 16/4/2009, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn như sau:

1. Điều 1 về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh.

1.1 Cán bộ công đoàn chuyên trách theo qui định tại Điều 1 bao gồm:

a) Cán bộ công nhân viên chức, lao động đang làm việc trong cơ quan công đoàn các cấp thuộc các LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo biên chế (hoặc hợp đồng lao động) được cấp uỷ địa phương và Tổng Liên đoàn LĐVN phê duyệt;

b) Cán bộ công nhân viên chức, lao động đang làm việc trong các cơ quan công đoàn các cấp thuộc các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, theo biên chế (hoặc Hợp đồng lao động) đã được Tổng Liên đoàn LĐVN phê duyệt;

c) Cán bộ công nhân viên chức, lao động đang làm việc trong các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn LĐVN theo biên chế hoặc theo hợp đồng lao động đã được Tổng Liên đoàn LĐVN phê duyệt.

d) Cán bộ công nhân viên chức, lao động đang làm việc trong biên chế hoặc theo hợp đồng lao động trong các Ban thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN.

1.2. Các qui định của Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn được vận dụng để quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách cú chức danh từ tổ trưởng công đoàn trở lên.

2. Khoản 1 Điều 5 về điều kiện chung cán bộ được cử đi đào tạo.

2.1. Chấp hành tốt nội quy cơ quan, đơn vị, không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;

2.2. Có ít nhất 2 năm liên tục liền kề có kết quả phân loại đánh giá công chức từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

2.3. Có đơn xin đi học và cam kết phục vụ lâu dài cho tổ chức công đoàn.

2.4. Đối tượng được cử đi đào tạo phải nằm trong diện được qui hoạch để sử dụng lâu dài, được đơn vị nơi công tác đề nghị bằng văn bản và công đoàn cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đi đào tạo;

2.5. Đáp ứng đủ các điều kiện của cơ sở đào tạo.

3. Điểm b, Khoản 2 Điều 5 về căn cứ xác định độ tuổi đủ điều kiện cử đi đào tạo.

Căn cứ xác định độ tuổi đủ điều kiện cử đi đào tạo là thời gian phục vụ cho tổ chức công đoàn sau khi được đào tạo. công thức tính như sau:

Tuổi đi học = Tuổi nghỉ hưu – ( Tgh + Tpv)

trong đó:          - Tgh là thời gian khoá đào tạo

                        - Tpv là thời gian phục vụ tối thiểu. Tpv = Tgh x 3 (Thời gian phục vụ bằng 3 lần thời gian khoá đào tạo)

Ví dụ: Cán bộ được cử đi học trình độ đại học, có thời gian đào tạo là 5 năm. Thời gian phục vụ tối thiểu (Tpv = 5 x 3 = 15 ) là 15 năm. Vậy độ tuổi được xác định là đủ điều kiện để cử cán bộ này đi đào tạo là:

Nếu là cán bộ nam:       60 – ( 5năm + 15năm) = 40 (tuổi)

Nếu là cán bộ nữ:          55 – ( 5năm + 15năm) = 35 (tuổi)

4. Điều 8 về quyền lợi cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ công đoàn được cơ quan công đoàn có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng (thời gian dưới 1 tháng là đào tạo ngắn hạn, thời gian từ 1 tháng trở lên là đào tạo dài hạn), được cơ quan chi hoặc thanh toán các khoản sau:

4.1- Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

4.1.1-Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập:

[...]