Hướng dẫn 05-HD/BĐNTW năm 2019 thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại kèm theo Quyết định 272-QĐ/TW và Kết luận 33-KL/TW do Ban Đối ngoại Trung ương ban hành

Số hiệu 05-HD/BĐNTW
Ngày ban hành 26/03/2019
Ngày có hiệu lực 26/03/2019
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ban Đối ngoại Trung ương
Người ký Hoàng Bình Quân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BAN CHP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN Đ
I NGOẠI
----------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 05-HD/BĐNTW

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2019

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ THỐNG NHẤT CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 272-QĐ/TW, NGÀY 21/01/2015 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA XI VÀ KẾT LUẬN SỐ 33-KL/TW, NGÀY 25/7/2018 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA XII

- Căn cứ Quyết định s 112-QĐ/TW ngày 04/7/2012 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương;

- Căn cứ Quyết định số 272-QĐ/TW, ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại (sau đây gọi tắt là Quy chế 272);

- Căn cứ Kết luận số 33-KL/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về việc tiếp tục thực hiện Quy chế 272 (sau đây gọi tắt là Kết luận 33),

Ban Đối ngoại Trung ương hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1- Giải thích từ ngữ:

Các từ ngữ và khái niệm sử dụng trong Hướng dẫn này được hiểu như sau:

- Cơ quan đầu mối: Là các cơ quan được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trách nhiệm quản lý các hoạt động đối ngoại theo các kênh, gồm: Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ.

- Địa phương: Gồm các tỉnh ủy, thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các cơ quan đng ở Trung ương: Gồm các cơ quan đảng Trung ương, các đảng ủy trực thuộc Trung ương.

- 13 tổ chức: Gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

- Các cơ quan, tổ chức, địa phương: Cụm từ gọi tắt của “các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

- Đơn vị đầu mi phụ trách công tác đối ngoại: Là các đơn vị được các cơ quan, tổ chức, địa phương giao phụ trách công tác đối ngoại như Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quan hệ quốc tế, Vụ Đi ngoại, Vụ Kinh tế đối ngoại,... của các cơ quan Trung ương; Sở Ngoại vụ hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân (đối với các địa phương chưa có Sở Ngoại vụ) của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hoạt động đi ngoại được điều chnh bởi Quy chế 272 và Kết luận 33 gồm: Đoàn ra, đoàn vào; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; gia nhập, rút khỏi các tổ chức quốc tế; ký kết, thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế; thành lập, giải thể các tổ chức hữu nghị song phương, đa phương; tiếp khách quốc tế; trlời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài; đưa tin về hoạt động đối ngoại; nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài.

- Kế hoạch hoạt động đi ngoại hằng năm: Là dự kiến các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn nước ngoài vào thăm, làm việc tại Việt Nam; dự kiến các hội nghị, hội thảo quốc tế đăng cai tổ chức; các văn bản, thỏa thuận hợp tác quốc tế dự kiến ký kết.

- Hoạt động đi ngoại ngoài Kế hoạch đã được duyệt: Là hoạt động phát sinh, không có trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Điều chỉnh hoạt động đi ngoại trong Kế hoạch đã được duyệt: Là hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng do nhu cầu đột xuất có sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ bản về địa bàn, nội dung, chương trình, thời gian, kinh phí và thành phần tham gia.

- Đoàn ra: Là những đoàn do cơ quan, tổ chức, địa phương chủ trì tổ chức đi công tác nước ngoài (thăm cấp Nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, nghiên cứu, học tập, dự hội nghị, hội thảo, xúc tiến đầu tư...; không bao gồm các đoàn đi du lịch, thăm thân, việc riêng, ...)

- Đoàn vào: Là nhng đoàn khách từ (các) quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài vào thăm, làm việc tại Việt Nam do cơ quan, tổ chức, địa phương chủ trì mời và thu xếp chương trình hoạt động.

- Hội nghị, hội thảo quốc tế: Là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: (i) Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức, địa phương Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài; (ii) Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức nước ngoài tổ chức.

2- Trình duyệt Kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm (thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 8 của Quy chế 272 và các điểm 3.1, 3.2 của Kết luận 33)

2.1- Đi với Kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội:

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan lập và trình Bộ Chính trị quyết định kế hoạch hoạt động đi ngoại hàng năm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chtịch Quốc hội và kế hoạch tổng thể hằng năm về hoạt động đi ngoại của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.

- Quy trình cụ thể như sau: Các cơ quan xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại của các chức danh nêu trên và gửi về Bộ Ngoại giao tổng hợp, lập kế hoạch chung của các chức danh này trình Bộ Chính trị quyết định. Theo đó:

- Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, các đồng chí y viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại cơ quan đảng ở Trung ương, các đoàn th, tổ chức nhân dân, các tnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

- Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch nước.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Kế hoạch hoạt động đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các đồng chí công tác trong quân đội và công an).

[...]