UBND TỈNH
HÀ TĨNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1200
/HDLN-GDĐT-BHXH
|
Hà Tĩnh,
ngày 07 tháng 10 năm 2013
|
HƯỚNG DẪN
TRUY THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON
Căn cứ Công văn số
1865/LĐTBXH-BHXH ngày 29/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội;
công văn số 3658/BHXH-BT ngày 17/9/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc
truy thu bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động, giáo viên đã có thời
gian làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non (CSGDMN).
Liên ngành Giáo dục và Đào
tạo - Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối tượng
1.1. Đối tượng được truy
đóng:
- Người lao động, giáo
viên (gọi tắt là người lao động) làm việc tại các CSGDMN (không phân biệt loại
hình trường công lập hay bán công, dân lập hay tư thục), có thời gian làm việc
liên tục tại các CSGDMN từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số
73/1999/NĐ-CP về chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhưng chưa đóng BHXH bắt buộc thì được truy
đóng BHXH bắt buộc thời gian làm việc thực tế tại CSGDMN để làm căn cứ tính
hưởng chế độ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
- Người lao động có thời
gian làm việc liên tục tại các CSGDMN từ trước hoặc sau năm 1995 đến nay đã được
cấp sổ BHXH, nghỉ việc nhưng chưa hưởng BHXH một lần.
- Người lao động có thời
gian làm việc liên tục từ trước hoặc sau năm 1995 tại các CSGDMN nhưng đã
chuyển từ trường mầm non này sang trường mầm non khác trong ngành giáo dục thì
đơn vị đang quản lý hướng dẫn thực hiện.
1.2. Đối tượng không
được áp dụng truy đóng
- Người lao động đã
hưởng BHXH một lần;
- Người lao động đã nghỉ
hưởng chế độ hưu trí;
- Người lao động chưa tham
gia BHXH bắt buộc.
2. Thời gian truy thu:
- Trường hợp người
lao động đã có thời gian làm việc trước năm 1995 tại các CSGDMN thì chỉ được
truy đóng BHXH từ tháng 01/1995 đến thời điểm tham gia đóng BHXH bắt buộc.
- Trường hợp người
lao động có thời gian làm việc sau năm 1995 tại các CSGDMN thì được truy đóng
BHXH từ thời điểm bắt đầu làm việc theo quy định đến thời điểm tham gia đóng BHXH
bắt buộc.
3. Mức truy thu BHXH: Tính bằng 15%
mức tiền lương tính trên mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
tương ứng với thời gian truy thu và tiền lãi theo quy định tại Điều 57 Quy định
quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế ban hành
kèm theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam.
4. Hồ sơ truy thu (bao gồm của
người lao động và đơn vị sử dụng lao động).
4.1. Hồ sơ của người lao
động
4.1.1. Đối với người lao
động
- Đơn đề nghị theo mẫu D01-TS
gửi kèm theo công văn này.
- Quyết định tuyển dụng
của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện) hoặc hồ sơ hợp đồng lao động làm
việc liên tục tại các CSGDMN (gồm văn bản đồng ý cho hợp đồng lao động của UBND
hoặc Phòng GD&ĐT cấp huyện; danh sách cán bộ, giáo viên hàng năm có xác
nhận của Sở GD&ĐT và UBND cấp huyện; bản hợp đồng lao động của CSGDMN,...).
4.1.2. Đối với người lao
động không còn đầy đủ hồ sơ, thủ tục bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu
D01-TS gửi kèm theo công văn này.
- Hồ sơ cá nhân (gồm Sơ
yếu lý lịch, bản hợp đồng lao động của CSGDMN, văn bằng chứng chỉ, thẻ giáo
viên MN đã được cấp có thẩm quyền duyệt cấp, giấy chứng minh nhân dân...);
Ngoài ra cung cấp thêm các giấy tờ có liên quan đến thời gian làm việc, nơi làm
việc (nếu có).
- Bảng thanh toán tiền
lương, tiền công (nếu có);
- Bản xác nhận quá trình
công tác cho người lao động của những người có trách nhiệm ở các CSGDMN trước
đây đã công tác (nếu có).
Kèm theo văn bản xác
nhận và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của CSGDMN nơi đang công tác
và xác nhận của phòng GD&ĐT cấp huyện quản lý.
4.2. Hồ sơ đề nghị của cơ
sở giáo dục mầm non:
- Văn bản đề
nghị của CSGDMN (mẫu D01b -TS) và hai (02) bản Danh sách lao động đề nghị truy
đóng BHXH theo mẫu D02-TS gửi kèm theo công văn này.
- Hồ sơ của người lao
động đề nghị truy đóng BHXH theo quy định nêu trên;
- Văn bản xác nhận kèm
theo danh sách theo mẫu quy định gửi kèm theo công văn này (chỉ thực hiện đối
với người lao động không còn đầy đủ hồ sơ theo quy định).
Ví dụ minh hoạ cách ghi
mẫu D02a-TS: Bà Nguyễn Thị A, sinh năm 1968, được vào làm việc từ
01/1992 và có thời gian công tác liên tục đến tháng 10/2013. Bà A đã được tham
gia BHXH từ 01/2006, đã được cấp sổ BHXH. Nay bà A được truy đóng BHXH từ
01/1995 đến 12/2005. Mức truy đóng tính bằng 15% mức tiền lương tính trên mức
tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tương ứng với thời gian đóng
được minh họa trên mẫu D02a-TS gửi kèm theo.
5. Tổ chức thực hiện
5.1. Trách nhiệm của cơ
sở giáo dục mầm non.
- Báo cáo cấp uỷ, chính
quyền địa phương việc triển khai tổ chức thực hiện truy đóng BHXH cho người lao
động có thời gian làm việc liên tục tại các CSGDMN trên địa bàn;
- Thông báo đầy đủ đến
từng người lao động làm việc tại đơn vị (kể cả người lao động đã nghỉ việc
nhưng chưa hưởng BHXH một lần) biết chủ trương truy đóng BHXH để cộng nối thời
gian đã công tác tại các CSGDMN (nếu để sót đối tượng, phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm). Tiến hành rà soát, lập danh sách toàn bộ đối tượng thuộc diện
truy đóng BHXH.
Trường hợp người lao
động có sai lệch thông tin cá nhân như: ngày, tháng năm sinh, tên đệm,..., yêu
cầu CSGDMN lập danh sách báo cáo Phòng GD&ĐT cấp huyện xem xét giải quyết;
- Hướng dẫn người lao
động lập hồ sơ truy đóng BHXH theo quy định tại hướng dẫn này;
- Lập văn bản đề nghị truy
đóng BHXH theo mẫu quy định kèm theo danh sách và hồ sơ người lao động chuyển Phòng
GD&ĐT cấp huyện để kiểm tra, cam kết xác nhận đối với những trường hợp
không có đầy đủ hồ sơ, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn
vị đang đóng BHXH để kiểm tra thẩm định.
- Thu tiền đóng BHXH của
người lao động, chuyển nộp đủ số tiền truy đóng và tiền lãi vào tài khoản
chuyên thu của cơ quan BHXH sau khi được cơ quan BHXH thẩm định hồ sơ và thông
báo số tiền phải đóng.
- Đối với các CSGDMN tư
thục, dân lập nhà trường chịu trách nhiệm hướng dẫn người lao động lập hồ sơ
theo đúng quy định.
5.2. Trách nhiệm của
Phòng Giáo dục&Đào tạo cấp huyện
- Báo cáo cấp uỷ, chính
quyền địa phương việc triển khai tổ chức thực hiện truy đóng BHXH cho người lao
động có thời gian làm việc liên tục tại các CSGDMN trên địa bàn;
- Chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra các CSGDMN thông báo đầy đủ đến các đối tượng và thực hiện truy đóng
BHXH đúng quy định.Tổng hợp, lập danh sách biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn;
- Thẩm định hồ sơ và xác
nhận quá trình công tác đối với người lao động làm việc liên tục tại CSGDMN
nhưng không có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Sao gửi văn bản liên
ngành này đến các cấp, các ngành có liên quan trên địa bàn.
5.3. Trách nhiệm của Sở
Giáo dục & Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã đang quản lý thực hiện
truy đóng BHXH đúng quy định.
- Cung cấp danh sách, số
liệu của người lao động đang làm việc tại các CSGDMN trên địa bàn tỉnh thuộc
đối tượng được truy đóng BHXH cho cơ quan BHXH tỉnh.
- Phối hợp với BHXH kiểm
tra thẩm định hồ sơ truy đóng BHXH của người lao động làm việc tại các CSGDMN.
- Tổng hợp báo cáo UBND
tỉnh và các ngành chức năng về kết quả thực hiện truy đóng BHXH.
5.4. Trách nhiệm của cơ
quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện
- Phối hợp với Phòng
GD&ĐT hướng dẫn CSGDMN trên địa bàn lập hồ sơ truy đóng BHXH cho người lao
động theo quy định nêu trên.
- Nhận hồ sơ truy thu từ
CSGDMN;
- Sau khi có kết quả
thẩm định tiến hành tính số tiền phải truy thu (kể cả tiền lãi chậm đóng) theo
mẫu quy định gửi kèm công văn này, thông báo cho các CSGDMN để đóng nộp đúng
quy định;
- Thu tiền và thực hiện nhập
thời gian truy đóng BHXH của từng người lao động vào chương trình quản lý thu. Tiến
hành in mẫu số 7/SBH, ký xác nhận và chuyển cho các CSGDMN thông báo cho người
lao động biết thời gian công tác truy đóng BHXH đã được cộng vào tổng thời gian
tham gia BHXH.
5.5. Trách nhiệm của cơ
quan Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Chỉ đạo, hướng dẫn
BHXH các huyện, thành phố, thị xã thực hiện truy đóng BHXH cho người lao động
làm việc tại các CSGDMN đúng quy định.
- Thành lập tổ thẩm
định, phối hợp với Sở GD&ĐT và BHXH các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra
thẩm định hồ sơ truy đóng BHXH của người lao động làm việc tại các CSGDMN; tổng
hợp báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam về kết quả thực hiện truy đóng BHXH, cộng
nối thời gian công tác cho người lao động tại các CSGDMN trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp tổ chức hội
nghị hướng dẫn các đơn vị thực hiện kịp thời chính sách BHXH cho giáo viên mầm
non trên địa bàn.
6. Thời hạn thực hiện: Các đơn vị
tổ chức thực hiện những nội dung quy định tại công văn này đến hết ngày 31/12/2014
(những trường hợp sai sót, bổ sung sau ngày 31/12/2014 đều không có giá
trị).
Trên đây là một số nội
dung hướng dẫn triển khai thực hiện truy đóng BHXH, điều chỉnh cộng nối thời
gian tham gia BHXH cho người lao động làm việc tại các CSGDMN, yêu cầu lãnh đạo
các đơn vị quán triệt đầy đủ đến từng đối tượng, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc
giải quyết kịp thời xử lý dứt điểm những vướng mắc tồn đọng, đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho người lao động.
Đây là đợt cuối cùng để
giải quyết các tồn đọng về BHXH đối với giáo viên mầm non, nếu để sót đối tượng
thì trách nhiệm thuộc về Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố.
Trong quá trình thực
hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Sở Giáo dục
& Đào tạo hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh để thống nhất giải quyết./.
SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
GIÁM ĐỐC
Trần Trung Dũng
|
BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỈNH
GIÁM ĐỐC
Hoàng Văn Minh
|
Nơi gửi:
- Bộ GD&ĐT, BHXH Việt nam;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, BHXH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Phòng GD&ĐT, BHXH các huyện, thị xã, thành phố;
- Đăng tải trên website BHXH tỉnh, Sở GD&ĐT;
- Lưu: VT 02 ngành, PThu, TCCB.
|