Hiệp định khung e-ASEAN

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 24/11/2000
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ các nước,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Phan Văn Khải,Haji Hassanal Bolkiah,Hun Sen,Abdurrahman Wahid,Sisavath Keobounphanh,Mahathir Bin Mohamad,Than Shwe,Joseph Ejercito Estrada,Goh Chok Tong,Chuan Leekpai
Lĩnh vực Thương mại

HIỆP ĐỊNH KHUNG e-ASEAN

Lời mở đầu

Chúng tôi, những người đứng đầu Chính phủ/Nhà nước Brunây Daruxalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Mianma, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (sau đây được gọi là ASEAN):

Nhận thấy những cơ hội do cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông (dưới đây viết tắt là ICT) và thương mại điện tử mang lại;

Mong muốn rằng dân tộc mình được hưởng những lợi ích từ những cơ hội do ICT và thương mại điện tử đem lại, tiếp cận với những công nghệ mới này, và tạo thuận lợi cho các giao dịch điện tử và thương mại qua biên giới;

Nhận thức rõ rằng mục tiêu cuối cùng của việc phát triển kinh tế là nhằm thúc đẩy phát triển nhân lực về mọi mặt để giúp nhân dân các nước ASEAN có được cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình;

Tin tưởng rằng sáng kiến e-ASEAN và việc thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin ASEAN, như đã đề ra trong Chương trình Hành động Hà Nội, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN trên thị trường thế giới;

Quan tâm tới nhu cầu thúc đẩy sự phối hợp nhiều hơn giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước trong việc thực hiện e-ASEAN;

Quan tâm tới những mục tiêu và các quy định của Hiệp định ASEAN về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) và Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA);

Nhắc lại quyết định của mình tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ III, tháng 11/ 1999, về thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư cho các ngành thông tin - viễn thông trong khuôn khổ một Hiệp định e-ASEAN mới;

Đã nhất trí các điều khoản dưới đây:

Điều 1. Định nghĩa

1. Nhằm phục vụ cho mục đích của Hiệp định này, những thuật ngữ dưới đây sẽ, trừ khi có các quy định khác, có nghĩa như sau:

(a) "Công nghệ thông tin và truyền thông" (dưới đây viết tắt là ICT) đề cập đến hạ tầng cơ sở, các hệ thống phần cứng và phần mềm cần thiết để thu nhận, xử lý và phổ biến thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin;

(b) "Các sản phẩm ICT" có nghĩa là những sản phẩm trong Hiệp định công nghệ thông tin của WTO (viết tắt là ITA1) và những sản phẩn có liên qua mà các nnước thành viên có thể đồng ý bổ sung thêm sau;

(c) "Dịch vụ ICT" có nghĩa là các dịch vụ có liên quan đến thông tin và truyền thông được liệt kê trong Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) và bất kỳ những dịch vụ bổ sung có liên quan mà các nnước thành viên có thể đồng ý bổ sung sau; và

(d) "Đầu tư" có nghĩa là đầu tư trực tiếp liên quan đến sản xuất các sản phẩm ICT và cung cấp dịch vụ ICT.

Điều 2. Mục đích của Hiệp định

Mục đích của Hiệp định này là:

(a) Đẩy mạnh hợp tác để phát triển, tăng cường và nâng cao tính cạnh tranh của lĩnh vực ICT trong ASEAN;

(b) Đẩy mạnh hợp tác để giảm mức không đồng đều về kỹ thuật số giữa các quốc gia ASEAN;

(c) Đẩy mạnh hợp tác giữa khu vực tư nhân và chính phủ trong việc thực hiện e-ASEAN; và

(d) Đẩy mạnh việc tự do hóa thương mại đối với các sản phẩm, dịch vụ và đầu tư về ICT để ủng hộ sáng kiến e-ASEAN.

Điều 3. Phạm vi của Hiệp định

Hiệp định này sẽ đề cập đến các biện pháp nhằm:

Tạo thuận lợi cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin ASEAN;

Tạo thuận lợi cho tăng trưởng thương mại điện tử trong ASEAN;

Thúc đẩy và tạo thuận lợi cho việc tự do hóa thương mại đối với các sản phẩm, dịch vụ ICT và tự do hóa đầu tư để ủng hộ sáng kiến e-ASEAN;

Thúc đẩy và tạo điều kiện đầu tư vào sản xuất các sản phẩm ICT và cung cấp các dịch vụ ICT;

Phát triển xã hội điện tử trong ASEAN và xây dựng năng lực để giảm bớt sự phát triển không đồng đều về kỹ thuật số trong từng nước ASEAN và giữa các nước ASEAN;

[...]