Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Điều lệ tạm thời số 127-TTg về việc tổ chức tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác của những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt do Phủ Thủ Tướng ban hành

Số hiệu 127-TTg
Ngày ban hành 01/04/1959
Ngày có hiệu lực 16/04/1959
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 127-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 1959 

 

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ TỔ CHỨC TỔ HỢP TÁC HAY CỬA HÀNG HỢP TÁC CỦA NHỮNG NGƯỜI TIỂU THƯƠNG VÀ HÀNG RONG, BUÔN VẶT

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. - Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác là tổ chức mua bán của những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt tự nguyện tổ chức theo hình thức mua chung, bán riêng hoặc mua chung bán chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ để cải tạo lề lối mua bán cá thể theo con đường hợp tác tương trợ, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Điều 2. - Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Mậu dịch quốc doanh hay Hợp tác xã mua bán, tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác có nhiệm vụ: buôn bán, hoặc vừa buôn bán vừa sản xuất để phục vụ nhu cầu dân sinh nhu cầu kiến thiết, góp phần phát triển sản xuất, bình ổn vật giá. Đồng thời trên cơ sở không ngừng nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho tổ viên, tích cực cải tiến quản lý kinh doanh, mở rộng từng bước tích lũy chung và cải thiện dần dần đời sống vật chất, văn hóa của tổ viên để tiến dần thành tổ chức của Mậu dịch quốc doanh hay Hợp tác xã mua bán.

Điều 3. - Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác do những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt chuyên nghiệp cùng ngành, nghề, hoặc những ngành nghề gần giống nhau, tổ chức lại theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Điều 4. - Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác phải:

- Gương mẫu chất hành các chính sách (giá cả, thuế khóa, hàng hóa…) pháp luật của nhà nước và phục tùng kế hoạch Nhà nước.

- Kinh doanh theo kế hoạch đã được đại hội tổ viên thông qua và Mậu dịch quốc doanh hay Hợp tác xã mua bán phê chuẩn.

- Chịu sự kiểm soát của quần chúng nhân dân.

- Tích cực xây dựng tác phong thương nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Điều 5. – Những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt muốn thành lập tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác đều phải xin phép và đăng ký tại cơ quan quản lý thương nghiệp tỉnh, thành phố hoặc tại Ủy ban Hành chính huyện. Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác mua chung bán chung phải xin đăng ký tập thể.

Kế hoạch kinh doanh và nội quy của tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác phải được đại hội tổ viên thông qua, được cơ quan Mậu dịch hay Hợp tác xã mua bán duyệt mới được chính thức thi hành.

Tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác phải xin phép hoặc đăng ký lại trong những trường hợp sau đây:

- Thay đổi tình hình tổ chức, vốn, mặt hàng kinh doanh.

- Thay đổi phạm vi hoạt động hoặc chuyển nghề.

- Tạm nghỉ trên một tháng, nghỉ hẳn, mở lại, sát nhập hoặc giải tán.

Điều 6. - Tất cả những người tiểu thương và hàng rong, buôn vặt chuyên nghiệp và những nhân công làm thuê thường xuyên cho họ trong việc kinh doanh, đều có thể xin gia nhập tổ nếu có đủ điều kiện sau đây:

1. Công nhận điều lệ của tổ chức hợp tác hay cửa hàng hợp tác

2. Góp vốn hiện có của mình vào tổ hợp tác (áp dụng theo điều 16 mục IV dưới đây).

Điều 7. - Việc kết nạp tổ viên mới vào tổ hợp tác hay cửa hàng hợp tác phải được toàn thể tổ viên thông qua, Mậu dịch quốc doanh hay Hợp tác xã mua bán địa phương chuẩn y.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA TỔ VIÊN

Điều 8. - Nhiệm vụ của tổ viên:

a) Chấp hành nội quy và nghị quyết của tổ

b) Tích cực tham gia hoạt động của tổ, tuân theo kỷ luật lao động.

c) Bảo vệ tài sản công cộng, chống tham ô lãng phí.

d) Cố gắng học tập, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa.

Điều 9. - Quyền lợi của tổ viên:

[...]