Công văn 823/QY-4 về Danh mục bệnh hiểm nghèo theo quyết định 212/2006/QĐ-BQP do Cục Quân y ban hành

Số hiệu 823/QY-4
Ngày ban hành 15/05/2007
Ngày có hiệu lực 15/05/2007
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Quân y
Người ký Nguyễn Thọ Lộ
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

TỔNG CỤC HẬU CẦN
CỤC QUÂN Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 823/QY-4
V/v ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo Thực hiện quyết định 212/2006/QĐ-BQP ngày 21/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2007

 

DANH MỤC BỆNH HIỂM NGHÈO

(THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 212/2006/QĐ-BQP NGÀY 21/12/2006 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUÂN ĐỘI ĐÃ NGHỈ HƯU)

I. Định nghĩa:

Bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp theo Quyết định 212/2006/QĐ-QP là bệnh hoặc thương tích rất nặng, có tổn thương thực thể không hồi phục ở những cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể, đã điều trị lâu ngày và nhiều lần nhưng không khỏi, để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế.

II. Danh mục bệnh hiểm nghèo:

1. Bệnh ung thư:

Gồm ung thư các loại phát triển đến giai đoạn cuối, đã có di căn ở nhiều cơ quan, vượt khả năng điều trị triệt để.

2. Bệnh về thần kinh:

Liệt vận động tứ chi, nửa người, hai chi dưới vĩnh viễn do các loại nguyên nhân; Bệnh Parkinson.

3. Bệnh gan:

Xơ gan giai đoạn mất bù gây biến chứng nặng cổ trướng, chảy máu đường tiêu hóa tái phát. Suy gan vàng da kéo dài, cơ thể suy kiệt nặng.

4. Bệnh thận:

Suy thận mạn giai đoạn 4 mất bù hoàn toàn. Có chỉ định ghép thận hoặc lọc máu có chu kỳ.

5. Bệnh nội tiết:

Đái tháo đường týp I, II giai đoạn cuối (phụ thuộc Insulin), không đáp ứng điều trị đã có biến chứng nặng ở mắt, tim, thận, mạch máu, cơ thể suy kiệt nặng.

6. Các bệnh phổi:

- Giãn phế quản phổi lan tỏa hai phổi.

- Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối, khó thở thường xuyên.

- Xơ phổi rộng lan tỏa cả hai phổi.

- Lao xơ hang BK kháng thuốc.

Các bệnh phổi mạn tính hiểm nghèo trên đã có biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp mạn tính, với những đợt suy hô hấp cấp xuất hiện thường xuyên. Suy kiệt nặng thường xuyên phải vào viện điều trị.

7. Bệnh tuần hoàn:

- Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn.

- Viêm tắc động mạch chi đã có biến chứng hoại tử, phải phẫu thuật cắt cụt một hoặc nhiều chi.

8. Bệnh lão khoa:

- Mất trí nhớ hoàn toàn ở người già phải có người phục vụ (Bệnh Alzeihmer).

- Bệnh thoái hóa khớp ở người già đã có di chứng cứng khớp, bất lực vận động hoàn toàn phải di chuyển bằng xe lăn.

9. Bệnh tâm thần:

[...]