Công văn 789/BNV-TCBC về khảo sát đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh do Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu | 789/BNV-TCBC |
Ngày ban hành | 29/03/2006 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/2006 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Nội vụ |
Người ký | Đặng Quốc Tiến |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính |
BỘ
NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 789/BNV-TCBC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2006 |
Kính gửi: Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 6/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương nghiên cứu Điều chỉnh, bổ sung chức năng, quyền hạn, tổ chức và cán bộ của các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế để đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và quản lý lao động.
Để việc nghiên cứu và đề xuất các Điều chỉnh, bổ sung có tính khả thi cao, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động quản lý của các Ban quản lý các KCN, KCX, KKT, Bộ Nội vụ phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thành lập đoàn khảo sát, đánh giá về tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và quản lý lao động của các Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh tại một số tỉnh.
Nội dung khảo sát, đánh giá: Đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, trong đó cần tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
1. Tình hình thực hiện phân cấp, ủy quyền trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư và quản lý lao động giữa UBND tỉnh với Ban quản lý các KCN tại các khu công nghiệp.
2. Tình hình thực hiện cơ chế “một cửa – tại chỗ” tại các khu công nghiệp và việc triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của các Bộ, ngành cho các Ban quản lý các KCN trong các lĩnh vực hoạt động đầu tư và quản lý lao động.
3. Cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các cơ quan chuyên môn của tỉnh trong hoạt động quản lý đầu tư, phát triển các khu công nghiệp.
4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý và trách nhiệm theo sự phân công, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức đại diện cho người lao động và các cơ quan có liên quan khác tại địa phương trong việc giải quyết các vướng mắc, tranh chấp lao động xảy ra tại các khu công nghiệp.
5. Các vướng mắc về thẩm quyền của Ban quản lý trong quá trình quản lý đầu tư, phát triển các khu công nghiệp và các kiến nghị, đề xuất.
6. Nhu cầu biên chế cho các Ban quản lý để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và quản lý lao động. Các kiến nghị, đề xuất việc bổ sung và tăng cường cán bộ quản lý lao động tại địa phương.
Để đảm bảo hiệu quả của việc khảo sát, đánh giá, Bộ Nội vụ đề nghị các Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp tỉnh phối hợp với các Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của tỉnh chuẩn bị báo cáo về các nội dung khảo sát trên và tham dự buổi làm việc với đoàn khảo sát liên Bộ.
(Kế hoạch khảo sát cụ thể sẽ được gửi bằng Fax; Thời gian dự kiến từ ngày 1-10/4/2006)
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH DỰ KIẾN ĐI KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TỈNH
1. Quảng Ninh
2. Hải Phòng
3. Hải Dương
4. Bắc Ninh
5. Nam Định