BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7880/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v
Hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông
|
Hà Nội,
ngày 08 tháng 9 năm 2009
|
Kính
gửi:
|
- Sở Giáo dục và
Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Các trường phổ thông trực thuộc;
- Các đại học, trường đại học có trường phổ thông;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
|
Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) đã ban hành Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc
Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông,
trong đó, tại Chương II đã quy định về tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ
thông.
Để giúp các cơ sở
giáo dục phổ thông triển khai công tác tự đánh giá thuận lợi, Bộ GD&ĐT
hướng dẫn quy trình tự đánh giá và các biểu mẫu phục vụ cho công tác tự đánh
giá như sau:
A. GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ
Kiểm định chất lượng cơ
sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là nhà trường) được thực hiện theo quy
trình sau:
1.
Tự đánh giá của nhà trường.
2.
Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Đánh giá ngoài và
đánh giá lại (nếu có) nhà trường.
4.
Công
nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm
định chất lượng giáo dục.
Tự
đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Đó là quá
trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng do Bộ GD&ĐT ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả
hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các
vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình
thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Tự đánh giá thể hiện
tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động
giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tự
đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, được giành
nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà
trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải
thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các
thông tin, minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy. Báo cáo tự đánh giá
phải bao quát đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà
trường.
B. QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH
GIÁ
Quy
trình tự đánh giá của nhà trường, bao gồm các bước sau:
1. Thành lập Hội đồng
tự đánh giá.
2. Xác định mục đích,
phạm vi tự đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch
tự đánh giá.
4. Thu thập, xử lý và
phân tích các thông tin, minh chứng.
5. Đánh giá mức độ
đạt được theo từng tiêu chí.
6. Viết báo cáo tự
đánh giá.
7. Công bố báo cáo tự
đánh giá.
I. Thành lập Hội đồng
tự đánh giá
1. Hiệu trưởng nhà
trường hoặc Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (sau đây gọi
chung là Hiệu trưởng) ra quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá nhà trường (xem
Phụ lục 1).
2. Hội đồng tự đánh
giá có ít nhất 07 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng tự
đánh giá là Hiệu trưởng nhà trường;
b) Phó Chủ tịch Hội
đồng tự đánh giá là Phó Hiệu trưởng nhà trường;
c) Thư ký Hội đồng tự
đánh giá là thư ký Hội đồng trường hoặc giáo viên có uy tín của nhà trường;
d)
Các thành viên khác gồm: đại diện Hội đồng trường đối với trường công lập (Hội
đồng quản trị đối với trường tư thục), các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên
có uy tín, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện các tổ chức đoàn thể; đại
diện một số phòng, ban, tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản lý nội trú (nếu
có).
3. Để triển khai hoạt
động tự đánh giá, Chủ tịch Hội đồng thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác:
- Nhóm thư ký có từ 2
đến 3 người. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
- Các nhóm công tác,
mỗi nhóm có từ 2 đến 4 người để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể do Chủ tịch Hội
đồng phân công. Nhóm trưởng là một thành viên trong Hội đồng tự đánh giá.
4. Nhiệm vụ và quyền
hạn của Hội đồng tự đánh giá:
a) Phổ biến quy trình
tự đánh giá và yêu cầu các bộ phận, cá nhân của nhà trường phối hợp thực hiện;
xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập thông tin, minh chứng; rà soát các hoạt
động giáo dục, đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với các tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đánh giá mức độ nhà
trường đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; tổ chức thực hiện
việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục gồm các thông tin chung, kết
quả điều tra thực trạng và các vấn đề khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao
chất lượng nhà trường.
b) Yêu cầu lãnh đạo,
giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường thực hiện kế hoạch cải tiến
chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;
c) Đề nghị lãnh đạo nhà
trường thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ việc triển khai hoạt động tự đánh giá (nếu
cần thiết).
5. Hội đồng tự đánh
giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống
nhất; mọi quyết định chỉ có giá trị khi ít nhất 2/3 thành viên trong Hội đồng
nhất trí.
II. Xác định mục
đích, phạm vi tự đánh giá
1. Mục đích tự đánh
giá là nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để đăng ký kiểm định
chất lượng giáo dục.
2. Phạm vi của tự
đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường theo từng tiêu
chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành.
III. Xây dựng kế
hoạch tự đánh giá
Kế
hoạch tự đánh giá (Phụ lục 2) do Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá phê duyệt
bao gồm các nội dung:
1. Mục đích và phạm
vi tự đánh giá;
2. Phân công nhiệm vụ
cho từng thành viên;
3. Dự kiến các nguồn
lực và thời điểm cần huy động;
4. Xác định công cụ
đánh giá;
5. Dự kiến các thông
tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;
6. Xác định thời gian
biểu cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá
và lịch trình thực hiện các hoạt động cụ thể).
IV. Thu thập, xử lý
và phân tích các thông tin, minh chứng
1. Căn cứ các tiêu
chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành,
nhà trường tiến hành thu thập thông tin và minh chứng.
- Thông tin là những
tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minh hoạ cho các phân tích, giải thích, nhận
định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
- Minh chứng là những
thông tin gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt. Các
minh chứng được sử dụng làm căn cứ để đưa ra các phân tích, giải thích, nhận
định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
- Trong báo cáo tự
đánh giá, các thông tin, minh chứng được mã hoá theo một quy tắc nhất định (Phụ
lục 3)
2. Thông tin và minh
chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác, được thu thập ở hồ
sơ lưu trữ của nhà trường, các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều
tra phỏng vấn, quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.
Các thông tin và minh chứng được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ,
minh hoạ cho các nhận định trong báo cáo tự đánh giá.
4. Trong trường hợp
không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó, Hội đồng tự
đánh giá phải làm rõ lý do trong báo cáo.
V. Đánh giá mức độ
đạt được tiêu chí
Việc
đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua Phiếu đánh
giá tiêu chí (Phụ lục 4). Phiếu đánh giá tiêu chí là tài liệu ghi
nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là
cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá.
Tiêu chí được xác
định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt.
Chỉ số được đánh giá
là đạt khi đạt tất cả các yêu cầu của chỉ số.
VI. Viết báo cáo tự
đánh giá
1. Kết quả tự đánh
giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo theo cấu trúc và hình thức thống
nhất quy định tại mục B của văn bản này. Báo cáo tự đánh giá là một văn bản ghi
nhớ quan trọng để nhà trường cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến và nâng
cao chất lượng giáo dục.
Báo cáo cần mô tả
ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ các hoạt động giáo dục liên quan đến
toàn bộ các tiêu chí, trong đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các biện
pháp cải tiến chất lượng, kế hoạch thực hiện, thời hạn hoàn thành.
Kết quả tự đánh giá
được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đầy đủ
các phần: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng;
tự đánh giá theo từng tiêu chí (đạt hoặc không đạt).
Kết
quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả tự đánh
giá (Phụ
lục 5).
Tuỳ
theo kế hoạch phát triển và chiến lược ưu tiên của mỗi nhà trường mà xác định
trọng tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cho từng giai đoạn. Về tổng thể, nhà trường phải
có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục tất cả những tồn tại của mình.
VII. Công bố báo cáo
tự đánh giá
1. Dự thảo báo cáo tự
đánh giá được công bố công khai trong thời gian 15 ngày làm việc tại nhà trường
để lấy ý kiến góp ý. Hội đồng tự đánh giá tiến hành thu thập, xử lý các ý kiến
thu được để hoàn thiện báo cáo.
2.
Nhà trường công bố công khai, rộng rãi báo cáo tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá
và các thông tin và minh chứng được lưu trữ đầy đủ trong ít nhất là một chu kỳ
kiểm định chất lượng giáo dục.
Sau khi hoàn thành
báo cáo tự đánh giá và nếu có đủ điều kiện theo Điều 7, Quy
định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban
hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo thì nhà trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo các
điều khoản tại Chương III của quy định trên.
Nếu nhà trường chưa có
đủ điều kiện theo Điều 7, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm
định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 31/12/2008 thì gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản để báo cáo và
có kế hoạch cam kết phấn đấu nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục.
C. CẤU TRÚC BÁO CÁO
TỰ ĐÁNH GIÁ
Cấu trúc báo cáo tự
đánh giá được trình bày theo thứ tự sau:
- Trang bìa chính và
trang bìa phụ;
- Danh sách và chữ ký
thành viên Hội đồng tự đánh giá;
- Mục lục;
- Danh mục các chữ
viết tắt (nếu có);
- Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của nhà trường;
-
Phần I: Cở sở dữ liệu của nhà trường;
-
Phần II: Tự đánh giá;
-
Phần III: Phụ lục.
Nội
dung chính của Báo cáo tự đánh giá gồm:
1. Phần 1: Cơ sở dữ
liệu của nhà trường
Phần này cung cấp các
thông tin khái quát về trường dưới dạng một bản báo cáo điều tra thực trạng
(gồm chủ yếu là các thông tin định lượng) với các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin chung của nhà trường.
b) Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính của
nhà trường.
2. Phần 2: Tự đánh giá
Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá,
phân tích các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường theo các tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để chỉ ra những điểm
mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung được trình
bày theo cấu trúc sau:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đây là phần tóm tắt
giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về nhà trường trước khi đọc báo cáo chi tiết.
Phần Đặt vấn đề cần thể hiện rõ:
-
Bối cảnh chung của nhà trường (thông tin về cơ sở vật chất, vấn đề quản lý chất
lượng giáo dục, tài chính, vv...)
- Mục đích, lý do tự
đánh giá, quy trình tự đánh giá, phương pháp và công cụ đánh giá.
- Kết quả của quá
trình tự đánh giá, những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Phần này mô tả chi tiết
kết quả tự đánh giá của nhà trường, lần lượt xem xét tất cả các tiêu chí. Cần
dựa vào các chỉ số để mô tả và đánh giá các tiêu chí.
Việc đánh giá các
tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhà trường, gồm các mục sau đây:
- Mô tả hiện trạng:
Trong mục mô tả
hiện trạng, nhà trường mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà
trường theo nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí; so sánh đối chiếu với mặt
bằng chung của huyện, tỉnh (hoặc với các tỉnh khác), hoặc với chính nhà trường trong các năm trước và với các quy định hiện
hành. Việc mô tả và phân tích phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá).
- Điểm mạnh:
Nêu những điểm mạnh
nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của từng chỉ
số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội
dung của phần Mô tả hiện trạng
- Điểm yếu:
Nêu
những điểm yếu nổi bật của nhà trường trong việc đáp ứng các yêu cầu và điều
kiện của
từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời
giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải
được khái quát trên cơ sở nội dung của phần Mô tả hiện trạng
- Kế hoạch cải tiến
chất lượng:
Kế hoạch cải tiến chất
lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế
hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ
thể, thời gian phải hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch phải thể
hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tự đánh giá: Đạt hoặc
không đạt
Sau khi tự đánh giá
lần lượt từ tiêu chí 1 đến tiêu chí cuối cùng của mỗi tiêu chuẩn, nhà trường
phải có những kết luận chung cho mỗi tiêu chuẩn (mỗi tiêu chuẩn có
kết luận không quá 01 trang - Xem Phụ lục 10).
III. KẾT LUẬN
Phần Kết luận được
trình bày ngắn gọn nhưng phải nêu đủ những thông tin sau:
- Số lượng và tỉ lệ %
các chỉ số đạt và không đạt.
- Số lượng và tỉ lệ %
các tiêu chí đạt và không đạt.
- Cấp độ của kết quả
kiểm định chất lượng giáo dục mà nhà trường đạt được theo Điều
24, Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ
thông ban hành theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008.
- Các kết luận khác
(nếu có).
3. Phần 3. Phụ lục
Đây là phần cuối của
báo cáo tự đánh giá, tập hợp toàn bộ các số liệu của bản báo cáo (các bảng biểu
tổng hợp, thống kê; danh mục mã hoá các minh chứng, các hình vẽ, bản đồ,...).
Tự đánh giá có ý
nghĩa quan trọng trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục. Bộ Giáo dục và
Đào tạo yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường xác định rõ vai
trò của công tác này và nghiêm túc triển khai thực hiện nhằm không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình triển khai,
nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo
dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông) theo địa chỉ: 30 Tạ
Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà Nội, ĐT: 04.38683361, FAX: 04.38684995, E-mail: phongkdclgdpt@moet.edu.vn để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);
- Lưu: VT, KTKĐCLGD.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KHẢO THÍ
VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Nguyễn An Ninh
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|