Công văn 7787/TCHQ-VP năm 2016 về báo phản ánh liên quan đến xuất khẩu khoáng sản do Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 7787/TCHQ-VP |
Ngày ban hành | 11/08/2016 |
Ngày có hiệu lực | 11/08/2016 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Đàm Mạnh Hiếu |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7787/TCHQ-VP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2016 |
Kính
gửi: Báo Tiền phong Online.
(Đ/c: 15 Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Liên quan đến việc báo Tiền phong Online và các báo khác (30/7/2016) có bài “xuất khoáng sản đến 5 tỷ USD mà Hải quan không biết”, trong đó có trích dẫn lời phát biểu của ông Lê Đăng Doanh: “Tại sao nước ta xuất khẩu khoáng sản kim ngạch đạt đến 5 tỷ USD mà phía Hải quan Việt Nam không biết, thống kê cũng không công bố. Rõ ràng, ngân sách cũng chẳng được đồng nào”. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
I/ Về Chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu
1. Về số liệu thống kê xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc
Các mặt hàng than, quặng và khoáng sản có mã HS thuộc các Chương 25, Chương 26 và từ nhóm 2701 đến 2704 của Chương 27. Trên cơ sở thống kê của Hải quan Việt Nam và nguồn số liệu từ “Cơ sở dữ liệu thương mại của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc (UNCOMTRADE)” (số liệu của Trung Quốc do Hải quan Trung Quốc báo cáo) cho thấy có sự chênh lệch trong thống kê xuất khẩu hàng khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc của Hải quan Việt Nam với số liệu thống kê nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, mức chênh lệch lần lượt là 133,4 triệu USD năm 2015 và 386,3 triệu USD năm 2014. Cụ thể như bảng số liệu dưới đây và phụ lục 1 đính kèm.
- Như vậy, theo số liệu của UNCOMTRADE thì tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa thuộc các Chương 25, 26 và 27 (từ nhóm 2701 đến 2701) có xuất xứ từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 253,7 triệu USD năm 2015 và 781,2 triệu USD năm 2014.
Do vậy cần phải làm rõ thêm con số chênh lệch 5 tỷ USD trong xuất khẩu khoáng sản mà Bài báo đã nêu.
Bảng đối chiếu số liệu thống kê giữa Việt Nam và Trung Quốc của một số mã hàng năm 2014 và năm 2015
Đơn vị tính: nghìn USD
Chương |
Tên chương |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
||||
TQ nhập khẩu từ VN (**) |
VN xuất khẩu sang TQ (*) |
Chênh lệch |
TQ nhập khẩu từ VN (**) |
VN xuất khẩu sang TQ (*) |
Chênh lệch |
||
(A) |
(B) |
(1) |
(2) |
(3)=(1)-(2) |
(4) |
(5) |
(6)=(4)-(5) |
25 |
Muối, lưu huỳnh, đất đá; thạch cao, vôi và xi măng |
38.719 |
20.604 |
18.115 |
39.887 |
20.776 |
19.111 |
26 |
Quặng, xỉ và tro |
301.820 |
130.255 |
171.565 |
170.331 |
99.457 |
70.874 |
27 (từ 2701 đến 2704) |
Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất... |
440.624 |
244.023 |
196.601 |
43.445 |
0 |
43.445 |
|
Tổng cộng |
781.163 |
394.882 |
386.281 |
253.663 |
120.233 |
133.430 |
Nguồn số liệu: Số liệu Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam được khai thác trên cơ sở dữ liệu của UNCOMTRADE (tại www.trademap.org);
Số liệu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo thống kê của cơ quan Hải quan Việt Nam; Bảng đối chiếu số liệu thống kê theo mã HS 4 số từ năm 2013-2015 được đính kèm theo Tờ trình này.
2. Về việc chênh lệch số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việc chênh lệnh số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các nguồn số liệu thống kê khác nhau là phổ biến và không thể tránh khỏi. Nguyên nhân chênh lệch số liệu đã được Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Thống kê phân tích và báo cáo giải trình đến Lãnh đạo các cấp, trong đó, xác định có hai nhóm nguyên nhân chính là:
- Phương pháp luận thống kê: do phương pháp thống kê nước đối tác giữa xuất khẩu (là nước hàng đến cuối cùng) và nhập khẩu (là nước xuất xứ hàng hóa); phạm vi hàng hóa đưa vào thống kê; cách xác định trị giá thống kê khác nhau giữa hàng hóa xuất khẩu (giá FOB) và hàng hóa nhập khẩu (giá CIF).
- Buôn lậu, gian lận thương mại từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là ở các mặt hàng là quặng sắt, quặng titan, than đá... ở các tỉnh biên giới.
3. Về việc công bố số liệu thống kê
Tổng cục Hải quan định kỳ 15 ngày và hàng tháng công bố công khai số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Lịch công bố thông tin đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt và thông báo trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) tại Chuyên trang Thống kê Hải quan và được công chúng, các bộ, ngành sử dụng rộng rãi;
Tại biểu IX (xuất khẩu hàng hóa theo kỳ) và biểu 2X (xuất khẩu hàng hóa theo tháng) đều có thống kê số liệu xuất khẩu mặt hàng than đá, quặng và khoáng sản khác. Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ phân tổ theo nhóm hàng chính cũng được công bố tại biểu 5X (Xuất khẩu hàng hóa sang một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu).
II/ Về chính sách thuế và quản lý khoáng sản
1. Về thuế xuất khẩu
a) Căn cứ Điều 2, Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Điều 1, Điều 2 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ, thì hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu.
b) Về thuế suất thuế xuất khẩu:
- Theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 của Bộ Tài chính thì một số mặt hàng khoáng sản xuất khẩu chính đã quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu tương đối cao nhằm hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô và khuyến khích sản xuất, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng từ việc xuất khẩu khoáng sản. Ví dụ:
+ Quặng titan và tinh quặng titan nhóm 26.14 có mức thuế xuất khẩu từ 30-40%;
+ Một số loại đá có mức thuế xuất khẩu từ 17-30%.
2. Về thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Điều 3, Điều 5, Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng; Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thì hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, hàng hóa xuất khẩu là khoáng sản khác thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất 0%.