BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 776/QLCL-TTPC
V/v báo cáo công tác pháp chế 6 tháng đầu
năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối 2014
|
Hà Nội, ngày
09 tháng 5 năm 2014
|
Kính gửi:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Pháp chế)
Thực hiện văn bản số 1891/BNN-PC ngày 18 tháng 4
năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo công tác
pháp chế 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp công tác 6 tháng cuối năm 2014,
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản báo cáo theo đề cương như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2014
1. Công tác ban hành kế hoạch, tổ chức triển
khai thực hiện kế hoạch
a) Kết quả: Ngày 04/3/2014 Cục đã ban hành Kế hoạch
thực hiện công tác pháp chế năm 2014 của Cục (Quyết định số 100/QĐ-QLCL).
b) Hạn chế và nguyên nhân: Không
2. Công tác xây dựng văn bản QPPL.
a) Kết quả:
- Triển khai xây dựng văn bản QPPL ngoài kế hoạch:
Cục đang triển khai xây dựng thông tư quy định điều
kiện đảm bảo ATTP đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản và thông tư quy định điều
kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy
sản và muối nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện tại,
Cục đã gửi các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan góp ý, dự kiến trình Bộ
trưởng xem xét ban hành tháng 6 năm 2014;
- Đối với các văn bản trong kế hoạch (Quyết định
130/QĐ-BNN-PC ngày 22 tháng 01 năm 2014), Cục đã thực hiện:
+ Thông tư thay thế Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất,
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản: Đã tổ chức lấy ý
kiến góp ý và tổng hợp, hoàn thiện dự thảo trình Bộ trưởng;
+ Thông tư thay thế Thông tư số
13/2011/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật
nhập khẩu và Thông tư số 05/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số
13/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư thay thế Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN ngày
31/12/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc
hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi và Thông tư thay thế Quyết
định 131/2008/QĐ-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chế kiểm
soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Cục đang triển khai
xây dựng dự thảo để gửi lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Hạn chế và nguyên nhân:
Việc phối hợp xây dựng và trình Bộ ban hành một
số văn bản còn chậm so với kế hoạch, chỉ đạo của Bộ, như việc xây dựng Thông tư
sửa đổi Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.
Lý do:
- Việc quy định cụ thể về một số nội dung liên quan
đến kiểm tra, cấp giấy chứng nhận ATTP (kiểm tra xác nhận kiến thức ATTP
.... ) mới được ban hành (ngày 9/4/2014) theo quy định tại Thông tư liên tịch
số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;
- Có đề xuất điều chỉnh một số nội dung liên
quan đến phân công, biểu mẫu kiểm tra ... và thay thế/hợp nhất nhiều Thông
tư (TT 14, TT 01, TT 35, TT 53, TT 59) nên cần có thời gian để xin ý kiến
góp ý của địa phương và các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan cho dự thảo
Thông tư nhằm bảo đảm chất lượng, tính khả thi khi được ban hành;
- Sự phối hợp của các Tổng cục, Cục chuyên ngành
trong việc xây dựng các văn bản QPPL chưa cao.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo kế hoạch công tác pháp chế năm 2014 của Cục,
kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai như sau:
- Tổ chức hội nghị phổ biến Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT; quy định mới của thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam; phổ
biến pháp luật và triển khai kế hoạch năm 2014;
- Tập huấn kiến thức ATTP cho cán bộ làm công
tác quản lý về ATTP của các địa phương thông qua chương trình đạo tạo.
a) Kết quả:
- Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam triển
khai chương trình truyền thông về chuỗi sản xuất nông sản, thủy sản an toàn; giới
thiệu các quy định mới và mục mách nhỏ cho nhà nông về đảm bảo ATTP;
- Phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam phổ biến đến mạng lưới hội viên để tuyên truyền và vận động người sản
xuất kinh doanh rau, giết mổ gia súc, gia cầm tuân thủ các quy định về ATTP.
b) Hạn chế và nguyên nhân:
- Hạn chế về kinh phí để thực hiện; kinh phí được
duyệt chậm;
- Chưa có tổng kết, đánh giá tác động đến các
nhóm đối tượng được tuyên truyền, phổ biến.
4. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản và rà soát,
hệ thống hóa, pháp điển, hợp nhất văn bản QPPL.
a) Kết quả:
- Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL:
Ngày 04/ 4/ 2014, Cục đã ban hành Quyết định số
130/QĐ-QLCL phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện rà soát văn bản quản lý nhà
nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;
- Công tác hợp nhất văn bản QPPL.
Ngày 08/ 4/ 2014, Cục có văn bản số
574/QLCL-TTPC báo cáo Bộ (qua Vụ Pháp chế) về tình hình hợp nhất văn bản QPPL
trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
b) Hạn chế và nguyên nhân: Không.
5. Công tác theo dõi thi hành pháp luật.
a) Kết quả:
- Công tác theo dõi chương trình giám sát và triển
khai mô hình kiểm soát ATTP đảm bảo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo chức
năng, nhiệm vụ được giao được thực hiện thường xuyên thông qua các chương trình
giám sát quốc gia được duy trì ổn định; các vi phạm được phát hiện và xử lý kịp
thời. Các cơ sở trồng trọt/chăn nuôi/giết mổ nuôi trồng trong các mô hình điểm
đã được chứng nhận áp dụng VietGAP và gắn kết chặt chẽ với các cơ sở sơ chế/giết
mổ/chế biến, cơ sở kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đã được chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo ATTP;
- Việc theo dõi các quy định về giết mổ gia súc,
gia cầm trên cả nước: Đến nay cả nước có 47/63 tỉnh/thành phố đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm;
- Theo dõi việc triển khai thực hiện Thông tư
14/2011/TT-BNNPTNT.
Sau 02 năm triển khai thực hiện các địa phương
trong cả nước đã tích cực triển khai thực hiện Thông tư 14 một cách quyết liệt,
đồng bộ, thống nhất.
b) Hạn chế và nguyên nhân:
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực
cho người sản xuất, kinh doanh và cả xã hội tham gia vào công tác quản lý VTNN,
ATTP nông lâm thủy sản còn chưa cụ thể và đồng bộ;
- Việc triển khai thực hiện Thông tư 14 ở cấp
huyện, xã còn chậm do chưa có sự quan tâm chỉ đạo từ phía lãnh đạo các địa
phương;
- Cán bộ quản lý ở địa phương, nhất là cấp huyện,
xã còn hạn chế về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ theo chế
độ kiêm nhiệm
6. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
a) Kết quả:
- Đã trình Bộ ban hành Quyết định công bố thủ tục
hành chính của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 và Thông tư
01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/ 01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT (Quyết định số 543/QĐ-BNN- QLCL ngày 25/3/2014 và Quyết định
số 693/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/4/2014);
- Cục đã ban hành Văn bản số 323/QLCL-TTPC ngày
06/3/2014 yêu cầu các đơn vị thuộc Cục thực hiện Thông tư 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ Tư pháp về công bố, niêm yết TTHC và Văn bản số 449/QLCL-TTPC
ngày 20/3/2014 thực hiện Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư
pháp về đánh giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC.
- Đã chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục thực hiện việc
công khai, niêm yết các thủ tục hành chính theo quy định.
b) Hạn chế và nguyên nhân: Không
7. Đánh giá chung:
a) Kết quả:
Công tác pháp chế 6 tháng đầu năm đã được Cục đã
thực hiện theo đúng kế hoạch Bộ phê duyệt, bảo đảm chất lượng, tiến độ.
b) Bài học kinh nghiệm:
- Có sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của các cấp
lãnh đạo;
- Việc phân công cụ thể cho các đơn vị có liên
quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đôn đốc và kiểm soát, giám sát việc thực
hiện.
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PHÁP CHẾ
6 THÁNG CUỐI NĂM 2014
1. Công tác chỉ đạo điều hành.
Chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban cơ quan Cục triển
khai thực hiện kế hoạch pháp chế đã được Bộ phê duyệt đúng tiến độ và chất lượng.
2. Công tác xây dựng văn bản QPPL.
Tổ chức triển khai xây dựng, trình ban hành đúng
tiến độ, bảo đảm chất lượng các thông tư theo kế hoạch đã được Bộ phê duyệt
(Quyết định 130/QĐ-BNN-PC):
- Thông tư thay thế Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT;
- Thông tư thay thế Thông tư số
13/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 05/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 13/2011/TT-BNNPTNT;
- Thông tư thay thế Quyết định số 130/2008/QĐ-BNN
ngày 31/12/2008 về Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật
và sản phẩm động vật thủy sản nuôi;
- Thông tư thay thế Quyết định 131/2008/QĐ-BNN
ngày 31/12/2008 về Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể
hai mảnh vỏ.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
a) Tiếp tục phối hợp với Đài truyền hình Việt
Nam, Văn phòng Bộ và các báo, đài địa phương xây dựng các phóng sự, tin, bài viết
về ATTP.
b) Triển khai chương trình thí điểm công khai kết
quả phân loại A/B/C và chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;
c) Tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định mới
ban hành;
4. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản và rà soát,
hệ thống hóa, pháp điển, hợp nhất văn bản QPPL.
a) Thực hiện Kế hoạch triển khai việc rà soát văn
bản quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP nông lâm thủy sản theo đúng tiến độ, bảo
đảm chất lượng;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ
cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế của Cục về các nhiệm vụ được
giao;
c) Thực hiện việc hợp nhất các văn bản QPPL
trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản theo quy định.
5. Công tác theo dõi thi hành pháp luật.
a) Thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc theo
dõi thi hành pháp luật theo kế hoạch của Cục (Quyết định 100/QĐ-QLCL ngày
04/3/2014);
b) Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan quản lý chất lượng
nông lâm thủy sản ở địa phương theo dõi chương trình giám sát VSATTP và triển
khai mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn; triển khai thực hiện Thông tư
14/2011/TT-BNNPTNT; theo dõi chương trình thí điểm công khai kết quả phân loại
A/B/C và chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;
6. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
a) Đánh giá tác động của thủ tục hành chính
trong các dự thảo văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy
sản được ban hành.
b) Trình Bộ ban hành công bố thủ tục hành chính
của các văn bản QPPL trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (nếu
có);
c) Công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tổ chức đào tạo về nghiệp vụ rà soát; hệ thống
hóa văn bản QPPL; kiểm soát thủ tục hành chính cho cán bộ thực hiện công tác
pháp chế trong Bộ.
2. Bổ sung kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp
cho công tác quản lý ATTP, đặc biệt là phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật và kiểm tra, thanh tra ATTP./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các PCT (để biết);
- Đăng Website Cục;
- Lưu: VT, TTPC,
|
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Như Tiệp
|