Công văn 740/BNG-CNV năm 2022 hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai công tác đối ngoại 2022-2023 và các năm tiếp theo do Bộ Ngoại giao ban hành

Số hiệu 740/BNG-CNV
Ngày ban hành 07/03/2022
Ngày có hiệu lực 07/03/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Ngoại giao
Người ký Tô Anh Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 740/BNG-CNV
V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai công tác đối ngoại 2022-2023 và các năm tiếp theo

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2022

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Công văn số 225/VPCP-QHQT ngày 26/01/2022 của Văn phòng Chính phủ, căn cứ Định hướng khung hành động về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương trong giai đoạn mới được thông qua tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 (tháng 12/2021), Bộ Ngoại giao xin trân trọng gửi Quý Cơ quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2022-2023 và các năm tiếp theo như sau:

1. Quán triệt và triển khai hiệu quả chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mi quan hệ độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, vì lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của địa phương.

2. Tham gia tích cực, chủ động vào công cuộc “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, ly người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới, trong đó:

(i) Đặt “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” là trọng tâm trong triển khai công tác đối ngoại, tăng cường nội hàm kinh tế trong các hoạt động đối ngoại địa phương, góp phần đưa công tác đối ngoại trở thành một trong những động lực phát triển của địa phương;

(ii) Đóng góp trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế và cơ quan đầu mối triển khai hoạt động ngoại giao kinh tế của địa phương;

(iii) Chú trọng đôn đốc, định kỳ rà soát, triển khai thực chất và hiệu quả các cam kết, thỏa thuận đã ký; đồng hành, hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp địa phương trong hợp tác, kết nối với các đối tác nước ngoài, tận dụng tốt các cơ hội từ các xu thế mới mang lại.

3. Tăng cường phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong thu hút các nguồn lực quốc tế chất lượng cao phục vụ phát triển nhanh và bền vững, cụ thể:

(i) Phối hợp xây dựng, cập nhật định hướng chiến lược của địa phương, tạo bứt phá trong tăng trưởng, kịp thời tiếp cận các thông tin về cơ hội hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, khoa học-công nghệ và các lĩnh vực khác với các đối tác quốc tế;

(ii) Chủ động phối hợp phòng ngừa và xử lý hiệu quả các rủi ro, phức tạp, tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế có thể nảy sinh;

(iii) Đồng hành xây dựng quan hệ hợp tác, kết nghĩa giữa địa phương với các đối tác quốc tế (tỉnh, thành phố đi tác trên thế giới, các tập đoàn đa quốc gia, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài...), mở rộng thị trường, thu hút đầu tư chất lượng cao phục vụ, tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, cải thiện vị trí của Việt Nam trong các chuỗi giá trị, đẩy mạnh hợp tác thực chất về khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Trong đó, chú trọng đổi mới nội dung, cách thức triển khai, tận dụng công nghệ số, gắn chặt với nhu cầu của địa phương và doanh nghiệp;

(iv) Tiếp tục thúc đẩy đối thoại, kết nối, trao đổi định kỳ giữa địa phương với Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài bằng các hình thức linh hoạt.

4. Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương, tăng cường thông tin, chia sẻ cụ thể với các cơ quan liên quan về nhu cầu phát triển của địa phương để được hỗ trợ, tham vấn về các mô hình tăng trưởng mới, phù hợp như kinh tế xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo...

5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác đối ngoại địa phương trên các mặt: ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài theo Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, công tác biên giới lãnh thổ, công tác lãnh sự, bảo hộ công dân...

6. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy làm công tác đối ngoại địa phương; nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện; phát huy hơn na vai trò của đối ngoại địa phương trong công tác kết nối, hội nhập phục vụ phát triển.

Bộ Ngoại giao xin thông báo và trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của Quý Cơ quan./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn (để báo cáo)
- Lưu: CNV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Tô Anh Dũng