Công văn 7138/BYT-TB-CT năm 2021 về đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 7138/BYT-TB-CT
Ngày ban hành 27/08/2021
Ngày có hiệu lực 27/08/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trần Văn Thuấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7138/BYT-TB-CT
V/v đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2021

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về các giải pháp cấp bách đối phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh chóng số lượng người mắc tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân và để bảo đảm Oxy y tế cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị), triển khai hiệu quả Đề án tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các Bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng[1] theo chủ trương “4 tại chỗ” của Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặc biệt quan tâm, quyết liệt tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

1. Khẩn trương rà soát, cập nhật kế hoạch phương án triển khai thiết lập các cơ sở điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, thiết bị (chai, bình, bồn Oxy, ...) đảm bảo sẵn sàng nguồn cung ứng Oxy y tế cho cấp cứu, điều trị người bệnh theo các các tình huống số ca mắc COVID-19 trên địa bàn.

2. Chỉ đạo các cơ sở điều trị trên địa bàn quan tâm lưu ý một số nội dung sau:

(i) Kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho thấy nhu cầu sử dụng Oxy y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 là rất cao, việc sử dụng bình Oxy khí nén (Chai Oxy) sẽ có nhiều hạn chế, đề nghị các cơ sở điều trị (đặc biệt là cơ sở điều trị bệnh nhân mức độ vừa và nặng - thuộc tầng 2 của tháp điều trị; bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch - thuộc tầng 3 của tháp điều trị) nghiên cứu, khẩn trương nâng cấp lắp đặt hệ thống bồn chứa ô xy, các thiết bị đầu cuối sử dụng Oxy hóa lỏng.

(ii) Sở Y tế địa phương cần chủ động chỉ đạo cơ sở điều trị khảo sát, lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng. Lưu ý cần tính toán lựa chọn hệ thống thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng Oxy y tế (Chi tiết nhu cầu sử dụng Oxy y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 theo phụ lục 1, 2, 3, 4 đính kèm), có tính dự phòng ở mức cao để chủ động kế hoạch đáp ứng nhu cầu sử dụng Oxy y tế tăng đột biến khi xảy ra trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp.

(iii) Các cơ sở điều trị cần chủ động rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng chuẩn bị sẵn sàng các nguồn cung ứng và phương án sử dụng O xy, khí y tế phục vụ điều trị căn cứ theo yêu cầu, thời điểm tại đơn vị, trong đó lưu ý:

+ Bổ sung bồn Oxy lỏng, các đường cấp khí, van giảm áp, đầu giắc nối đến giường bệnh, mask, dây thở... đáp ứng yêu cầu điều trị. Lưu ý về hệ số sử dụng đồng thời khi tính toán dung tích bồn Oxy và công suất dàn hóa hơi, van giảm áp phải đáp ứng yêu cầu sử dụng cao của công tác điều trị người bệnh COVID-19.

+ Có phương án chuẩn bị cơ số chai Oxy y tế để sẵn sàng phục vụ bệnh nhân COVID-19 khi có nhu cầu tăng cao, nhất là đối với các cơ sở điều trị không có Hệ thống Oxy, khí y tế trung tâm.

+ Mỗi cơ sở điều trị cần phân công cán bộ theo dõi liên tục, thường xuyên về nhu cầu và lượng ô xy cần bổ sung tại đơn vị. Khuyến khích lắp đặt thiết bị theo dõi tự động lượng ô xy trong bồn để có dự báo, đảm bảo theo dõi ô xy được cung cấp đầy đủ.

(iv) Sở Y tế cần có kế hoạch chi tiết, khoa học nhằm đảm bảo việc cung ứng được ổn định, không để thiếu Oxy y tế trên địa bàn:

+ Các đơn vị chủ động liên hệ với các nhà sản xuất, cung cấp Oxy y tế trong phạm vi khu vực để có cam kết đảm bảo nguồn cung ứng và thống nhất phương án cung cấp, vận chuyển, bổ sung theo yêu cầu.

+ Sở Y tế cần nắm được đầy đủ thông tin để chủ động xây dựng phương án hỗ trợ, điều phối tránh quá tải, tắc nghẽn khi nhu cầu tăng cao tại các cơ sở điều trị[2]. Chủ động có giải pháp hỗ trợ các công ty cung ứng về giao thông, vận chuyển bồn, bình Oxy y tế trong tình hình nhiều khu vực bị cách ly, phong tỏa hoặc các khu vực có vị trí không thuận lợi về giao thông.

+ Nghiên cứu đề xuất phương án bổ sung hoặc lắp đặt mới hệ thống nạp chai Oxy để sẵn sàng phục vụ cho các cơ sở y tế, khu vực điều trị không có Oxy lỏng, đường dẫn khí Oxy y tế.

(v) Lưu ý việc đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, vận chuyển, cung ứng, sử dụng Oxy y tế nói chung và trong phòng chống dịch Covid-19 nói riêng.

(vi) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để chủ động theo dõi và cập nhật hàng ngày về tình hình điều trị tại cơ sở.

3. Đề nghị Sở Y tế tổng hợp và báo cáo Bộ Y tế thông tin về hiện trạng, kế hoạch cải tạo, nâng cấp các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn (Biểu mẫu báo cáo theo phụ lục 5 đính kèm) trước ngày 05/9/2021 để phối hợp theo dõi, quản lý [3].

Nhận được văn bản này, đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

 


Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng;
- Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Sỹ Hiệp (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố (để chỉ đạo)
- Cục Vụ, Cục, Tổng cục, Ttra Bộ và VPB (để thực hiện);
- Lưu: VT, TB-CT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

 

PHỤ LỤC 01

(Kèm theo văn bản số 7138/BYT-TB-CT ngày 27/8/2021 của Bộ Y tế)

Dự kiến số người mắc COVID-19 trong mỗi tầng điều trị theo các tình huống số ca mắc

TT

Nội dung

Tỷ lệ % trong tổng số ca mắc

Tỷ lệ % trong mỗi tầng

Số người mắc COVID-19 trong mỗi tầng theo các tình huống mắc

(= tổng số BN mắc x tỷ lệ % BN theo mức độ lâm sàng)

1.000

5.000

10.000

50.000

100.000

200.000

300.000

1.

Tầng 1: BN nhẹ, không triệu chứng:

83,6%

100%

836

4.180

8.360

41.800

83.600

167.200

250.800

1.1

BN nhẹ, không cần thở oxy

79,4%

95%

794

3.971

7.942

39.710

79.420

158.840

238.260

1.2

BN thở oxy gọng kính

2,1%

2,5%

21

105

209

1.045

2.090

4.180

6.270

1.3

Thở oy qua mass

2,1%

2,5%

21

105

209

1.045

2.090

4.180

6.270

2.

Tầng 2: NB mức độ vừa, nặng

11,20%

100%

112

560

1.120

5.600

11.200

22.400

33.600

2.1

NB mức độ vừa

7,00%

62,5%

70

350

700

3.500

7.000

14.000

21.000

2.3

NB suy hô hấp, oxy gọng kính

0,60%

5,4%

6

30

60

300

600

1.200

1.800

2.2

NB suy hô hấp, thở oxy qua mass

3,20%

28,6%

32

160

320

1.600

3.200

6.400

9.600

2.4

Thở oxy dòng cao HFNC

0,40%

3,6%

4

20

40

200

400

800

1.200

3.

Tầng 3: NB nặng, nguy kịch

5,20%

100%

52

260

520

2.600

5.200

10.400

15.600

3.1

Thở máy không xâm nhập

1,45%

27,9%

15

73

145

725

1.450

2.900

4.350

3.2

Rất nặng: Thở máy xâm nhập

3,70%

71,2%

37

185

370

1.850

3.700

7.400

11.100

3.3

ECMO

0,05%

1,0%

1

3

5

25

50

100

150

 

PHỤ LỤC 02

(Kèm theo văn bản số: 7138/BYT-TB-CT ngày 27/8/2021 của Bộ Y tế)

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ