Công văn 7119/TCHQ-GSQL tổng hợp giải đáp vướng mắc nghiệp vụ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7119/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 26/11/2010
Ngày có hiệu lực 26/11/2010
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Vũ Ngọc Anh
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7119/TCHQ-GSQL
V/v tổng hợp giải đáp vướng mắc nghiệp vụ hải quan

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2010

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Trong tháng 10 và 11/2010, Đoàn công tác của Tổng cục Hải quan do Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với 16 Cục Hải quan tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên, gồm: TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Tại các buổi làm việc, Tổng cục Hải quan đã nhận được một số ý kiến phản ánh của Hải quan các địa phương về một số vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan và chế độ kiểm tra giám sát hải quan, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và giải đáp những nội dung vướng mắc (theo Bảng tổng hợp gửi kèm).

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- T/T Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
- TCT Nguyễn Ngọc Túc (để báo cáo);
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

BẢNG TỔNG HỢP GIẢI QUYẾT VƯỚNG MẮC

VỀ LĨNH VỰC GIÁM SÁT QUẢN LÝ CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ HẢI QUAN KHU VỰC PHÍA NAM, MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN TẠI CÁC BUỔI LÀM VIỆC VỚI Đ/C TỔNG CỤC TRƯỞNG TCHQ THÁNG 10 VÀ 11/2010
(Kèm công văn số 7119/TCHQ-GSQL ngày 26/11/2010)

Stt

Nội dung vướng mắc

Nội dung trả lời

(1)

(2)

(3)

I

THỦ TỤC HẢI QUAN

 

1

Xác nhận thực xuất:

1.1. Liên quan đến việc xác nhận thực xuất đối với mặt hàng hải sản xuất khẩu qua khu chuyển tải Hà Tiên:

Tại khu chuyển tải Hà Tiên thường xuyên XK mặt hàng hải sản ướp đá và nông sản các loại. Những mặt hàng này chủ yếu xuất sang Campuchia và Thái Lan bằng phương tiện tàu chợ loại nhỏ, thuộc sở hữu riêng của các thương nhân quốc tịch Campuchia nên không có hoá đơn vận tải (B/L). Do đặc điểm trên nên từ trước đến nay, việc xác nhận thực xuất được căn cứ trên kết quả giám sát hàng hóa trực tiếp và hoá đơn thương mại để.

Cục HQ Kiên Giang đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

1.2. Bộ Tài chính có công văn số 13224/BTC-TCHQ ngày 01/10/2010 về việc hủy bỏ các quy định tại công văn số 9269/BTC-TCHQ ngày 16/07/2010. Vậy việc xác nhận thực xuất hiện nay thực hiện như thế nào?

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

1.1. TCHQ ghi nhận và đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 26 Thông tư 79/2009/TT-BTC. Trước mắt, đề nghị Cục Hải quan Kiên Giang thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

1.2. Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư 79/2009/TT-BTC và công văn số 11738/BTC-TCHQ ngày 21/8/2009 của Bộ Tài chính

2

Về việc thực hiện công văn số 3752/TCHQ-GSQL ngày 09/07/2010:

- Theo quy định hiện nay, đối với trường hợp nội dung sai sót không gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp và trường hợp hàng miễn kiểm tra, đã thông quan thì không được khai bổ sung.

Công văn số 3752/TCHQ-GSQL “Đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu hàng hóa so với khai báo, trước khi đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất khẩu có văn bản giải trình rõ việc xuất khẩu thiếu hàng hóa so với khai báo và gửi Lãnh đạo Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa”.

Tuy nhiên thực tế, các tờ khai xuất khẩu đa số có công văn xuất thiếu hàng nên có vướng mắc trong việc ký xác nhận trên công văn này, chưa phù hợp với quy định về sửa chữa tờ khai, khai bổ sung.

Chi cục HQ CK sân bay Tân Sơn Nhất đề xuất:

- Trường hợp không cần thay đổi hình thức kiểm tra và tỷ lệ kiểm tra trên Lệnh hình thức: công chức tiếp nhận công văn của doanh nghiệp, Lãnh đạo Chi cục uỷ quyền lãnh đạo Đội ký xác nhận trên công văn này; Trường hợp thay đổi hình thức kiểm tra: Lãnh đạo Chi cục phê duyệt công văn và Lệnh hình thức;

- Về hình thức, nội dung mẫu biểu công văn xuất thiếu, cách thức tiếp nhận, thời gian tiếp nhận, phê duyệt: đề nghị hướng dẫn cụ thể để thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Công văn số 3752/TCHQ-GSQL ngày 09/7/2010 trả lời trên cơ sở ý kiến đề xuất của Cục Hải quan TP.HCM.

- Trường hợp thay đổi về lượng hàng, nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì thực hiện theo công văn 3752/TCHQ-GSQL dẫn trên.

- Trường hợp thay đổi về lượng hàng, có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp (thuế xuất khẩu, thuế GTGT) thì thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

- Việc thay đổi hoặc không thay đổi hình thức mức độ kiểm tra phải do Lãnh đạo Chi cục duyệt.

- Tuỳ từng trường hợp doanh nghiệp có công văn trình bày, không cần thiết phải thống nhất mẫu biểu.

3

Về việc ghi kết quả kiểm tra hàng hóa:

Hiện nay theo quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của TCHQ thì sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cán bộ kiểm hóa (KHV) viết kết quả trên tờ khai HQ, ngoài ra còn viết trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Thực tế nội dung ghi trên hai loại giấy tờ trên là như nhau và việc viết trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hoàn toàn không cần thiết.

Ngoài ra, đối với tờ khai điện tử, KHV phải viết nội dung kết quả kiểm hóa trên “Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” và nhập máy vào chương trình. Việc này làm tốn thêm giấy tờ (thay vì tờ khai điện tử có thể thiết kế in 2 mặt, mặt sau dùng để ghi “Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa” vừa thuận lợi, khi doanh nghiệp in tờ khai sẽ đồng thời có sẵn loại giấy tờ này, cơ quan HQ không phải in), vừa tiết kiệm giấy tờ, vừa tiết kiệm thao tác, công sức, thời gian hơn.

Kiến nghị TCHQ xem xét sửa đổi Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ theo hướng quy định KHV chỉ ghi kết quả kiểm hoá trên tờ khai và nhập máy vào chương trình liên quan

(Hải quan Đồng Nai)

Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra nhằm phản ánh khách quan, đầy đủ các nội dung và cách thức kiểm tra của công chức kiểm hóa; Còn tờ khai hải quan chỉ ghi kết luận kiểm hoá. Yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng quy định hiện hành.

Tổng cục ghi nhận và sẽ xem xét khi sửa đổi quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ, sau khi Thông tư mới thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC được ban hành (dự kiến tháng 12/2010)

4

Việc triển khai nối mạng cung cấp thông tin về hành khách xuất nhập cảnh đến nay vẫn chưa thực hiện. Đề nghị sớm thiết lập mạng thông tin về các chuyến bay, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn cảng hàng không.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Thông tin về hành khách XNC do An ninh cửa khẩu là đầu mối quản lý. Việc nối mạng và chia sẻ với cơ quan hải quan phải có thời gian xây dựng cơ chế phối hợp. Trước mắt, đề nghị Chi cục Hải quan sân bay chủ động thu thập thông tin để phục vụ công tác nghiệp vụ.

5

Ban hành mẫu tờ khai xuất nhập cảnh mới chỉ sử dụng riêng cho công tác hải quan.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Việc ban hành tờ khai hành lý của người XNC phục vụ yêu cầu quản lý riêng của cơ quan hải quan thì TCHQ đang nghiên cứu và xử lý sau.

6

Quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 79/2009/TT-BTC “cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản”. Như vậy việc thực hiện các bước thủ tục khác như đăng ký tờ khai, kiểm tra tính thuế, ... có được thực hiện ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản của doanh nghiệp hay không?

(Hải quan Đà Nẵng)

Cơ quan hải quan có thể kiểm tra thực tế và giải quyết thông quan hàng hóa ngoài giờ hành chính trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp theo qui định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư số 79/2009/TT-BTC; Các việc khác phải thực hiện trong giờ hành chính.

7

Về mẫu tờ khai kho ngoại quan HQ/2002-KNQ:

Tại ô số 25 (phần C – phần theo dõi hàng xuất kho ngoại quan) – xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất: theo mẫu này thì hải quan cửa khẩu xuất sẽ ký xác nhận tại ô 25 khi hàng hóa thực XK (từng lần). Trong thực tế, hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài được đóng trong container, một container có thể chứa nhiều hàng của nhiều tờ khai. Công chức hải quan giám sát hàng đóng vào container, niêm phong hải quan, lập biên bản bàn giao chuyển hải quan cửa khẩu xuất.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tình trạng niêm phong của hàng hóa, hải quan cửa khẩu xuất sẽ thực hiện hồi báo Biên bản bàn giao cho hải quan quản lý kho ngoai định thứ 3 hàng tuần để kiểm tra đối chiếu (quy trình kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ ngày 27/07/2009).

Như vậy hải quan cửa khẩu xuất không biết cụ thể số lượng (kiện, bao, …) của từng tờ khai kho ngoại quan khi thực xuất. Do đó, hải quan cửa khẩu xuất không có cơ sở để xác nhận lượng hàng cụ thể của từng tờ khai.

Kiến nghị TCHQ có hướng dẫn cho phép thay thế ô số 25 xác nhận của hải quan cửa khẩu xuất bằng số và ngày biên bản hồi báo của hải quan cửa khẩu xuất.

(Hải quan Đồng Nai)

Tổng cục Hải quan tiếp thu và sẽ có hướng dẫn riêng.

8

Vướng mắc thủ tục hàng quá cảnh:

8.1. Việc thay đổi cửa khẩu quá cảnh: Điều 12 Thông tư số 08/2009/TT-BTC ngày 11/05/2009 quy định “Việc thay đổi cửa khẩu, nhập khẩu trong phạm vi quy định tại Hiệp định do cơ quan cấp giấy phép xem xét giải quyết đối với hàng quá cảnh theo giấy phép và do cơ quan hải quan xem xét giải quyết đối với hàng quá cảnh không theo giấy phép”. Nhưng đến nay chưa quy định rõ cơ quan hải quan xem xét giải quyết hàng hóa quá cảnh không theo giấy phép là cấp Chi cục, Cục hay TCHQ?

8.2. Theo các khoản 4, 8, 9 Điều 40 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 có những vướng mắc sau:

“4. Hàng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chịu sự giám sát của hải quan trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào, ra khỏi Việt Nam đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện.”

“8. BTC hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, gia hạn hàng quá cảnh.”

“9. Bộ GTVT hướng dẫn tuyến đường quá cảnh”

Tuy nhiên đến nay BTC và Bộ GTVT vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.

(Hải quan tỉnh An Giang)

8.1. Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu trình Bộ hướng dẫn.

8.2. Điều 40 Nghị định 12/2006/NĐ-CP:

a) Việc giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh đã được quy định cụ thể tải khoản 5 Điều 19 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

b) Thủ tục lưu kho, lưu bãi và gia hạn hàng quá cảnh: Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu, trình Bộ hướng dẫn.

c)  Về tuyến đường quá cảnh hàng hóa của Campuchia qua lãnh thổ Việt Nam: Đề nghị thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 08/2009/TT-BCT.

II

CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH XNK

 

1

Mặt hàng rượu bình (can) nhập khẩu để dùng làm nguyên liệu tham gia vào quá trình sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu thuộc loại hình sản xuất xuất khẩu thì có thuộc đối tượng không dán tem khi nhập khẩu không?

(Hải quan tỉnh Cà Mau)

Khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng rượu, vẫn thực hiện việc dán tem nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 91/2003/TT-BTC ngày 25/9/2003 và Thông tư liên tịch số 77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ ngày 01/11/1997.

2

Quy định về các trường hợp hàng hóa được thông quan:

2.1. Hàng hóa chờ phải kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;

2.2. Hàng hóa chờ kết quả giám định để xác định có được nhập khẩu hay không;

2.3. Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích phân loại để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp chưa rõ ràng và thống nhất với Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 về hướng dẫn thực hiện thí điểm hải quan điện tử.

Đề nghị quy định rõ theo các trường hợp: thông quan; đưa hàng về bảo quản; giải phóng hàng cho thống nhất giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử.

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

2.1. Đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng: Thực hiện theo các điểm a, b khoản 1 Điều 25 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

2.2. Đối với hàng hóa phải giám định để xác định có được  nhập khẩu hay không: Thực hiện theo điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

2.3. Đối với Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích phân loại để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp: Thực hiện theo điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.

2.4. Trường hợp làm thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

3

Về giám định hàng hóa:

Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 thay thế Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/04/1999 về quy định giám định hàng hóa nhưng Bộ Khoa học & Công nghệ chưa có văn bản mới hướng dẫn thực hiện để thay thế văn bản cũ đã hết hiệu lực.

Trong thời gian chưa có văn bản mới, đa số các đơn vị vẫn áp dụng văn bản hướng dẫn cũ của Bộ KH&CN và TCHQ để tiếp nhận doanh nghiệp đăng ký giám định

(Hải quan TP.Cần Thơ)

TCHQ đã có công văn số 2800/TCHQ-GSQL ngày 25/5/2007 gửi Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), nhưng chưa được hướng dẫn; nay TCHQ đang xây dựng văn bản trình Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

4

Về cơ chế điều hành và kiểm tra chất lượng nhà nước đối với hàng hóa XNK:

4.1. Cơ chế điều hành của Chính phủ theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế. Đề nghị thay đổi cơ chế điều hành để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới; đồng thời nên áp dụng các hàng rào kỹ thuật phù hợp để hạn chế nhập khẩu, tránh gây hiểu nhầm là cơ quan hải quan gây khó khăn cho doanh nghiệp.

4.2. Đối với mặt hàng Bộ thu tín hiệu và văn hoá phẩm: Việc quản lý còn chồng chéo giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch.

4.3. Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/2009 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt quy định không rõ ràng, gây vướng mắc trong quá trình thực hiện.

4.4. Đối với nguyên liệu và sản phẩm mỹ phẩm: Bộ Y tế quy định không cần phải có công bố nhưng TCHQ lại hướng dẫn cần phải có công bố, gây khó khăn trong việc thực hiện.

4.5. Đối với hàng hóa nhập khẩu, đề nghị cần quản lý chặt chẽ hơn từ khâu nhập khẩu. Không áp dụng cơ chế “đăng ký trước-kiểm tra sau” đối với sản phẩm phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.

4.6. Hiện nay một số Bộ, ngành đã ban hành mặt hàng danh mục hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại điều 34 Luật Chất lượng thì phải kiểm tra chất lượng nhà nước. Nhưng cho đến nay các Bộ, ngành vẫn chưa quy định cụ thể cơ quan kiểm tra, dẫn tới khó khăn cho cơ quan hải quan khi yêu cầu doanh nghiệp đi đăng ký kiểm tra. Cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Công Thương.

4.7. Hiện nay các Bộ, ngành ban hành rất nhiều danh mục thuộc diện quản lý chuyên ngành dẫn tới khó khăn cho cơ quan hải quan theo dõi, thực hiện.

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

4.1. TCHQ tiếp thu và sẽ kiến nghị khi có sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi đối thoại doanh nghiệp, Cục Hải quan TP cần giải thích để doanh nghiệp thực hiện.

4.2. Bộ thu tín hiệu và văn hoá phẩm:

a) Bộ thu tín hiệu: Cục GSQL đã có công văn số 98/GSQL-P1 ngày 29/9/2010 hướng dẫn việc nộp bản sao Giấy đăng ký (không phải là giấy phép nhập khẩu) nhập khẩu, kinh doanh, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị TVRO…

b) Việc xác định cơ quan quản lý văn hóa phẩm nhập khẩu: Đề nghị Cục Hải quan TP báo cáo cụ thể vướng mắc để Tổng cục Hải quan có cơ sở kiến nghị với các Bộ có liên quan.

4.3. Bộ Công Thương đã có văn bản 13101/BCT-XNK ngày 25/2/2009, 1098/BCT-XNK ngày 27/01/2010, 1793/BCT-XNK ngày 11/02/2010, 9688/BCT-XNK ngày 27/9/2010. Nếu có vướng mắc, yêu cầu Cục HQTP phản ánh cụ thể.

4.4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy chế quản lý mỹ phẩm ban hành kèm Quyết định 48/2007/QĐ-BYT ngày 31/12/2007 của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5051/TCHQ-GSQL ngày 30/8/2010 trả lời. Đề nghị Cục Hải quan TP thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.

4.5. Cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau là do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Yêu cầu Cục Hải quan TP.HCM thực hiện nghiêm túc, nếu có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất cụ thể;

4.6. Thực hiện theo các văn bản hiện hành của các cơ quan có thẩm quyền; trường hợp có vướng mắc thì hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với Bộ, Ngành chức năng để hướng dẫn.

4.7. Việc ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành thuộc chức năng, quyền hạn của các Bộ, Ngành, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn thì báo cáo cụ thể.

5

Vướng mắc về Thông tư số 08/2006/TT-BYT ngày 13/6/2006:

5.1. Thông tư này thì chỉ những hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, dùng trong gia dụng và y tế khi nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định. Trên thực tế các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu đối với hoá chất chuẩn và hoá chất xét nghiệm dùng cho các máy xét nghiệm, các doanh nghiệp vẫn xuất trình cho cơ quan hải quan danh mục do Bộ Y tế cấp.

5.2. Tại điểm 2 phần IV Thông tư số 08/2006/TT-BYT quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế “Những trang thiết bị y tế ngoài danh mục nêu tại Phụ lục 7 nhưng thiết bị đó áp dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới và lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế…”. Quy định này gây khó khăn cho cơ quan hải quan vì cơ quan hải quan không có chuyên môn để biết thiết bị đó ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị mới và lần đầu tiên nhập khẩu hay không?

(Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất)

5.1. Đề nghị Cục Hải quan TP thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại điểm 4 mục I Thông tư 08/2006/TT-BYT

5.2. Quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 09/2006/TT-BYT ngày 11/7/2006 và công văn hướng dẫn số 657/BYT-TB-CT ngày 31/01/2007.

6

Về giấy phép chuyên ngành:

6.1. Hiện tại doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện theo quy định tại phụ lục 2 Thông tư số 02/2006/TT-BBCVT ngày 24/04/2006 phải xin giấy phép nhập khẩu. Nếu hàng nhập khẩu là mặt hàng mới nhập lần đầu chưa có chứng nhận hợp quy theo Điều 9 Thông tư số 06/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 phải chứng nhận công bố hợp quy trước khi xin giấy phép, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có công văn gửi cơ quan hải quan xin nợ giấy phép và mang mẫu đi chứng nhận hợp quy.

6.2. Danh mục thiết bị ban hành kèm theo Thông tư số 02/2006/TT-BBCVT ban hành năm 2006 chưa cập nhật kịp mã số chi tiết hàng hóa theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC. (Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

6.3. Kiến nghị giảm bớt Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành, đồng thời chuẩn hoá mã HS của Danh mục này theo Biểu thuế để thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong việc làm thủ tục và mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử (Hải quan Đà Nẵng).

6.1. Về nhập khẩu thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện:

a) Khi khai hải quan không được nợ giấy phép theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP;

b) Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan, cơ quan hải quan giải quyết cho doanh nghiệp được mang mẫu đi chứng nhận hợp quy và xin giấy phép nhập khẩu trước khi khai hải quan.

6.2 + 6.3. Tổng cục Hải quan đã nhiều lần và nay đang tiếp tục kiến nghị với Bộ, ngành liên quan. Nếu có vướng mắc thì hướng dẫn doanh nghiệp kiến nghị trực tiếp với cơ quan quản lý chuyên ngành.

7

Thực hiện Quyết định số 08/2008/QĐ-BCT ngày 30/01/2008 về việc thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Campuchia.

Đề nghị TCHQ kiến nghị với BCT sớm phân bổ hạn ngạch thuế quan năm 2010 với mặt hàng thuốc lá nhập khẩu từ Campuchia.

(Hải quan tỉnh Tây Ninh)

Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trong khi chờ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị giải quyết thủ tục hải quan và thu thuế theo mức thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan.

8

Quy định quản lý chất lượng đối với mặt hàng kính, vật liệu xây dựng, gạch ốp lát theo Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009 và số 14/2010/TT-BXD ngày 20/8/2010: trong hồ sơ nộp cho cơ quan HQ phải có “bản sao giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà sản xuất ra sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn ISO TCVN 9001/ISO 9001 (mặt hàng Gạch đá), ISO 9001: 2008 (mặt hàng Kính)”. Điều này gây khó khăn trong việc xác định tính phù hợp các chứng từ này đối với cơ quan hải quan.

(Hải quan Đà Nẵng)

Căn cứ khoản 2 Điều 5 thông tư 79/2009/TT-BTC, người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ nộp cho cơ quan hải quan.

III

GIA CÔNG -  ĐẦU TƯ – CHẾ XUẤT - SXXK – CHUYỂN CỬA KHẨU

 

1

Về thất lạc, hoả hoạn cháy mất tờ khai XNK loại hình gia công:

Một số doanh nghiệp đề nghị được sao y tờ khai hàng hóa xuất khẩu (bản lưu hải quan) để thanh khoản hợp đồng gia công, vì tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất và hồ sơ của doanh nghiệp bị thất lạc hoặc cháy, nổ.

Căn cứ quy định tại Thông tư số 237/2009/TT-BTC hướng dẫn xử lý thuế NK, thuế GTGT đối với nguyên liệu, máy móc nhập khẩu theo hợp đồng gia công, SXXK nhưng bị tổn thất do nguyên nhân khách quan, thì phải có đầy đủ hồ sơ xin miễn thuế theo quy định tại Điều 4

Đối với hai trường hợp vướng mắc trên, Cục HQ Bình Dương đã tạm thời tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản và đã đối chiếu xong (căn cứ hồ sơ lưu hải quan), ngoại trừ không có tờ khai bản gốc (bản lưu hải quan) để đối chiếu thanh khoản theo quy định.

Tại Điều 12 Thông tư số 74/2010/TT-BTC đã bãi bỏ việc nộp tờ khai bản lưu doanh nghiệp trong hồ sơ thanh khoản mà thay vào đó là lập bảng kê tờ khai. Do vậy, Cục HQ Bình Dương đề xuất xử lý như sau:

- Cho doanh nghiệp sao y tờ khai, lập biên bản xử phạt do thất lạc tờ khai theo quy định. Thông báo các tờ khai thất lạc không còn giá trị trên phạm vi toàn quốc.

- Về xác nhận thực xuất: doanh nghiệp nộp vận tải đơn, hóa đơn thương mại thuộc các tờ khai xuất khẩu theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 79/2009/TT-BTC. Cơ quan hải quan căn cứ vận tải đơn, hoá đơn thương mại, biên bản hồi báo của Hải quan cửa khẩu xuất và chứng từ thanh toán để kiểm tra, xác định việc thực xuất của hàng hóa

Cơ quan hải quan tiến hành thanh khoản theo quy định

(Hải quan tỉnh Bình Dương)

Việc này, hiện Tổng cục Hải quan đang lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan và sẽ trình Bộ Tài chính có hướng dẫn sau.

2

Vấn đề hoàn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh tiêu thụ nội địa, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu: hiện nay chưa có văn bản nào quy định về loại hình tờ khai khi xuất khẩu, do đó từ trước tới nay doanh nghiệp đều mở tờ khai theo loại hình sản xuất kinh doanh và được xem xét hoàn thuế nhập khẩu.

Việc hướng dẫn mở tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư số 79/2009/TT-BTC là chưa chặt chẽ, phù hợp.

Mặt khác, khi mở tờ khai theo loại hình SXXK sẽ ảnh hưởng đến chương trình SXXK do hệ thống không phân biệt được tờ khai nào có nguồn gốc nhập sản xuất, tờ khai nào có nguồn gốc nhập kinh doanh nên sẽ sử dụng số nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK để trừ cho các tờ khai xuất khẩu có nguồn gốc nhập kinh doanh, dẫn đến sai số liệu của các tờ khai nhập khẩu theo loại hình SXXK.

Đề xuất: cho doanh nghiệp làm thủ tục thanh khoản không thu, hoàn thuế đối với trường hợp NK nguyên liệu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, thực xuất khẩu sản phẩm làm từ nguyên liệu này; đăng ký định mức trước khi XK và mở tờ khai XK loại hình kinh doanh (áp dụng cả đối với tờ khai trước ngày 17/08/2010 – ngày ban hành công văn số 41/GSQL-GQ2).

(Hải quan Đồng Nai)

Việc này đã có qui định tại khoản 1, 2 Điều 31 và điểm b.2 khoản 5 Điều 112 Thông tư 79/2009/TT-BTC, yêu cầu hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tờ khai theo loại hình sản xuất xuất khẩu.

Vướng mắc liên quan đến thanh khoản của chương trình sản xuất xuất khẩu, giao Cục CNTT & TKHQ chủ trì, Cục GSQL phối hợp với Cục Hải quan Đồng Nai kiểm tra, đề xuất xử lý cụ thể.

3

Vấn đề xử lý phế liệu của doanh nghiệp chế xuất: vướng mắc về thủ tục bán phế liệu, phế phẩm, thanh lý tài sản cố định thuộc danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu vào nội địa.

Ngày 25/11/2008, TTCP có công văn số 2049/TTg-KTTH chỉ đạo về xử lý phế liệu, phế phẩm, tài sản thanh lý DNCX, nhưng hiện tại vẫn chưa có văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đối với các quy định về việc bán phế liệu, phế phẩm vào thị trường nội địa và các Bộ, ngành cũng chưa có văn bản nào tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến việc chuyển phế liệu, phế phẩm, chất thải, tài sản cố định của DNCX thuộc Danh mục cấm NK ra khỏi DNCX để bán, xử lý.

Trên thực tế, phế liệu, phế phẩm, tài sản thanh lý của DNCX đã qua sử dụng có một số mặt hàng thuộc danh mục hàng cấm NK như: máy điều hòa nhiệt độ, máy vi tính, bàn ghế gỗ,… không được bán vào thị trường nội địa, điều này là bất hợp lý và không công bằng giữa các DNCX với các doanh nghiệp khác không phải là DNCX vì thực tế các loại hàng hóa này đã phát sinh và tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là hàng NK.

Hiện tại, hàng ngày các DNCX vẫn phải có nhu cầu xử lý các loại phế liệu, phế phẩm, chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và tài sản thanh lý của doanh nghiệp. Nếu không được phép bán vào nội địa, giao cho các đơn vị có chức năng để xử lý thì DNCX không biết xử lý thế nào đối với các loại phế liệu, phế phẩm, chất thải phát sinh và tồn đọng tại doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp nội địa có nhu cầu sử dụng các mặt hàng này để tiếp tục khai thác, sử dụng.

Đề nghị cho phép DNCX được thanh lý bán vào thị trường Việt Nam các loại phế liệu, phế phẩm, chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp nội địa để xử lý, tái chế.

(Hải quan tỉnh Bình Dương, Đồng Nai)

Các vướng mắc đơn vị nêu, Tổng cục Hải quan đang tiếp tục kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Trước mắt vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành.

4

Công ty A nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà bán lại nguyện liệu cho Công ty B trực tiếp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.

Vậy Công ty A có được thanh khoản lượng nguyên liệu nhập khẩu theo điểm b5, khoản 5 Điều 112 Thông tư số 79/2009/TT-BTC hay không?

(Hải quan tỉnh Cà Mau)

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Cà Mau căn cứ điểm b.5 khoản 5 Điều 112 Thông tư số 79/2009/TT-BTC để thực hiện.

5

Kiến nghị TCHQ xây dựng phần mềm chung về quản lý và theo dõi việc bán hàng của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế cửa khẩu.

(Hải quan tỉnh Tây Ninh)

Tổng cục Hải quan ghi nhận và sẽ chỉ đạo Cục CNTT& TKHQ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

6

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc thực hiện thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đầu tư miễn thuế, nhưng không còn giá trị sử dụng, khi doanh nghiệp đề nghị thanh lý theo hình thức tiêu hủy.

(Hải quan Đắk Lắk)

Đề nghị nghiên cứu qui định tại Điều 42 Thông tư 79/2009/TT-BTC để thực hiện.

7

Hệ thống giám sát chuyển cửa khẩu đã được TCHQ triển khai, nhưng quá trình thực hiện còn khó khăn, có Chi cục CK thực hiện, có Chi cục CK không thực hiện; khi thực hiện có cửa khẩu còn vướng mắc về thủ tục trong việc xác nhận “hàng đã qua khu vực giám sát” lên tờ khai dựa vào thông tin trên hệ thống hoặc tờ khai (bản Fax) đã được xác nhận thông quan của Chi cục HQ ngoài CK, làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan. Do vậy, hiện nay đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện xác nhận thông quan lên tờ khai điện tử in tại Chi cục HQ ngoài CK trước khi đến cửa khẩu xuất hàng, nhận hàng đã tạo tâm lý của một số doanh nghiệp về thủ tục thông quan điện tử không khác gì so với thủ tục khai báo từ xa.

Kiến nghị triển khai đồng bộ và quy định thực hiện quy trình giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu bằng phần mềm giám sát chuyển khẩu tại tất cả các Cục, Chi cục có cửa khẩu đối với tờ khai đăng ký thủ tục điện tử.

(Hải quan tỉnh Bình Dương)

Giao Cục CNTT & TKHQ chủ trì, phối hợp với Cục GSQL, Ban CCHĐH hải quan kiểm tra và đề xuất biện pháp chấn chỉnh việc thực hiện phần mềm giám sát hàng chuyển cửa khẩu.

8

Trường hợp doanh nghiệp đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa XK tại cửa khẩu xuất: theo quy định tại Điều 57 Thông tư số 79/2009/TT-BTC và điểm II mục 1 phần II Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ thì hàng hóa không đáp ứng yêu cầu niêm phong mới thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu xuất. Quy định này không tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp gia công, SXXK thường tập kết hàng tại cửa khẩu xuất và có khó khăn trong thực hiện (Chi cục phải phối hợp với doanh nghiệp xác nhận hàng hóa không đáp ứng yêu cầu niêm phong). Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì không gặp phải vướng mắc trên do Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 và Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2369/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 không quy định.

(Hải quan Đà Nẵng)

Tổng cục Hải quan tiếp thu và xử lý khi sửa đổi quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-TCHQ sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC.

9

Việc niêm phong hàng hóa kiểm tra thực tế chuyển cửa khẩu theo quy định hiện hành là phải niêm phong phương tiện chứa hàng gây khó khăn và tốn kém chi phí cho doanh nghiệp đối với những lô hàng nhỏ lẻ, có tuyến đường vận chuyển xa.

(Hải quan Đà Nẵng)

Nội dung vướng mắc này đã được TCHQ đưa vào dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC.

10

Đề nghị có quy định cụ thể đối với việc niêm phong đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu phải kiểm tra thực tế theo tỷ lệ.

(Hải quan Đà Nẵng)

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP, hàng hóa chuyển cửa khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì phải niêm phong hải quan. Như vậy, lô hàng/container/kiện… hàng nào phải kiểm tra thực tế thì niêm phong lô hàng/container/kiện... hàng đó.

11

Cần có quy chế phối kết hợp giải quyết đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu bằng phương tiện hàng không khi có kiểm tra an ninh sân bay của ngành hàng không.

(Hải quan Đà Nẵng)

Hiện nay, mới có việc kiểm tra chung hành lý giữa hải quan và an ninh hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội. Việc kiểm tra chung hàng hóa giữa cơ quan hải quan và an ninh hàng không, TCHQ ghi nhận và nghiên cứu.

IV

CHUYỂN PHÁT NHANH

 

1

Về vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 99/2010/TT-BTC và Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/07/2010:

10.1. Chuyển cửa khẩu hàng hóa chuyển phát nhanh từ các địa điểm kiểm tra tập trung (EMS, UPS, TNT,…) về các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; việc chuyển loại hình tờ khai đối với hàng SXXK, doanh nghiệp chế xuất, đầu tư.

10.2. Đối với hàng hóa, bưu kiện nhập khẩu không thuế, miễn thuế, khai chung trên một tờ khai; việc kiểm tra thực tế 100% qua máy soi là không thực hiện được vì thông tin hàng hóa không chi tiết, không đầy đủ và hàng hóa qua máy soi sẽ không chính xác được mặt hàng, số lượng cụ thể.

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

10.1. Đề nghị Cục Hải quan TP nêu cụ thể vướng mắc của từng việc (chuyển phát nhanh; chuyển loại hình tờ khai SXXK; DNCX, đầu tư)

10.2. Ngày 16/11/2010, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6821/TCHQ-GSQL hướng dẫn thực hiện.

2

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng hóa XNK chuyển phát nhanh nhằm giúp cơ quan hải quan quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp chuyển phát nhanh, các doanh nghiệp XNK và tình hình XNK hàng hóa trên địa bàn.

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

Việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý hàng hóa XNK chuyển phát nhanh sẽ được thực hiện khi áp dụng thủ tục hải quan điện tử.

3

Quy định về thủ tục hải quan tại Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn trên máy bay (VietNam Air Caterers – VAC):

3.1. Hàng hóa là vật dụng, đồ phục vụ trên các chuyến bay (chủ yếu là hàng tiêu dùng) của các hãng hàng không gửi cho VAC – đơn vị cung ứng suất ăn trên máy bay cho các hãng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất – tạm nhập để cung ứng trên máy bay khi các hãng có nhu cầu.

3.2. Đồ uống (rượu, bia, nước ngọt,…) của VAC nhập khẩu để cung ứng cho các hãng hàng không.

Đây là loại hình đặc thù, hiện chưa có văn bản nào quy định cho loại hình trên. Đề nghị TCHQ hướng dẫn thủ tục hải quan và chính sách thuế cho loại hình trên. (Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Đề nghị Cục HQTP và Cục GSQL tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp có liên quan để thống nhất cách giải quyết phù hợp theo chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục tại điểm 6 công văn 3752/TCHQ-GSQL ngày 09/7/2010.

V

HÀNG PHI MẬU DỊCH

 

1

Đối với các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính khách xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm định mức hành lý được miễn thuế theo Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002, mà những người này cư trú ở nước ngoài, thì việc thi hành Quyết định rất khó khăn (do khi bị phát hiện vi phạm, những người này sẵn sàng bỏ hàng hóa và không đến cơ quan hải quan để làm việc).

(Hải quan tỉnh Tây Ninh)

Tổng cục Hải quan ghi nhận và giao Vụ Pháp chế chủ trì đề xuất hướng dẫn xử lý thống nhất trong toàn ngành.

2

Về việc thực hiện Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 và các văn bản hướng dẫn có liên quan của TCHQ:

Do người Việt Nam thường xuyên xuất nhập cảnh qua Campuchia nên đề xuất bổ sung thêm vào Điều 8 Nghị định số 66/2002/NĐ-CP đối tượng xuất nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc “khách đi du lịch theo tour và theo tuyến cố định”. Đối tượng nêu trên áp dụng 90 ngày mới được hưởng định mức miễn thuế theo quy định 01 lần.

(Hải quan tỉnh Tây Ninh)

Tổng cục Hải quan ghi nhận để xem xét đề xuất sau khi kiểm tra thực hiện Nghị định 66/2002/NĐ-CP trong tháng 12/2010.

3

Về cấp giấy phép NK hàng hóa đối với cơ quan, viên chức ngoại giao:

Thông tư số 02/2001/TT-TCHQ ngày 29/05/2001 không còn phù hợp, đề nghị BTC ban hành Thông tư thay thế.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Hiện nay, TCHQ đang tổng hợp vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh, TP về Thông tư 02/2001/TT-TCHQ để xem xét sửa đổi, bổ sung trong năm 2011.

4

Về xử lý các đối tượng tạm nhập xe ô tô ngoại giao có nghi vấn sử dụng sai mục đích: Đề nghị TCHQ có văn bản hướng dẫn xử lý các đối tượng này.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo về việc này. Hiện nay, TCHQ đang khẩn trương xây dựng quy trình xử lý các đối tượng tạm nhập xe ô tô ngoại giao có nghi vấn sử dụng sai mục đích theo chỉ đạo của Bộ Tài chính.

5

Ban hành quy định quản lý riêng về ngoại tệ, vàng để áp dụng đối với những người xuất nhập cảnh thường xuyên là tiếp viên, tổ lái.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

TCHQ sẽ báo cáo Bộ Tài chính có văn bản gửi Ngân hàng nhà nước VN về việc này để xem xét giải quyết theo chức năng.

6

Theo Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002 thì định mức miễn thuế của người nhập cảnh là 5.000.000 VNĐ. Đề nghị nâng định mức miễn thuế cho người nhập cảnh.

(Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất)

Tổng cục Hải quan ghi nhận để xem xét đề xuất sau khi kiểm tra thực hiện Nghị định 66/2002/NĐ-CP trong tháng 12/2010

7

Hiện nay có nhiều loại hình XNK phi mậu dịch và tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác nhưng chưa được quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009.

Trong khi chờ sửa đổi Thông tư số 79/2009/TT-BTC, đề nghị cho phép các loại hàng hóa phi mậu dịch và tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập nhưng chưa được quy định tại Thông tư này sẽ được thực hiện theo loại hình hàng hóa phi mậu dịch khác và tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khác để không gây ách tắc hàng hóa.

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

Ngày 05/11/2010, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6621/TCHQ-GSQL hướng dẫn thực hiện.

8

8.1- Hàng tạm nhập – tái xuất không nhằm mục đích kinh doanh (để sửa chữa, bảo hành,…) thuộc diện hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, theo quy định phải có giấy phép của Bộ Công Thương, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đề nghị TCHQ trao đổi với BCT để tháo gỡ vướng mắc trên vì trong hợp đồng nhập khẩu có điều khoản bảo hành và thực tế nhiều mặt hàng phải đi bảo hành, sữa chữa ở nước ngoài do trong nước chưa đáp ứng được.

8.2- Nếu hàng không về cùng một cửa khẩu thì việc mở tờ khai sẽ thực hiện thế nào, mở tờ khai ở 01 cửa khẩu hay cả 02 cửa khẩu?

(Hải quan TP.Hồ Chí Minh)

8.1- Ngày 16/11/2010, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6830/TCHQ-GSQL hướng dẫn thực hiện.

8.2- Tổng cục ghi nhận và đã sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 79/2009/TT-BTC

9

Trường hợp cá nhân nước ngoài sang định cư hoặc làm việc tại Việt Nam có thời hạn theo Giấy phép lao động có mang theo các đồ dùng trong gia đình đã qua sử dụng tại nước ngoài về nước để phục vụ mục đích làm việc và sinh hoạt trong thời gian ở Việt Nam (tài sản di chuyển), các hàng hóa này thường nằm trong Danh mục hàng tiêu dùng cấm nhập khẩu theo quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM. Nhưng theo quy định tại Điều 69, 70 Thông tư số 79/2009/TT-BTC thì khi làm thủ tục hải quan cho các trường hợp này yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu hàng hóa. Điều này gây khó khăn khi thực hiện. (Hải quan Đà Nẵng)

Theo Thông tư 04/2006/TT-BTM thì tài sản di chuyển không bị điều chỉnh bởi Nghị định 12/2006/NĐ-CP

Đối với tài sản di chuyển của cá nhân nước ngoài sang định cư hoặc làm việc tại Việt Nam có thời hạn theo Giấy phép lao động, tiêu chuẩn hành lý miễn thuế thực hiện theo Nghị định số 66/2002/NĐ-CP; riêng ô tô, xe máy thực hiện theo Thông tư 16/2008/TT-BTC và Thông tư 118/2009/TT; Thủ tục hải quan thực hiện theo Thông tư 79/2009/TT-BTC.

VI

VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA:

 

1.

Công văn số 0276/HQAG-KTSTQ ngày 07/04/2010 xin ý kiến về việc xử lý C/O mẫu D của Công ty CP Docimexco nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hướng dẫn của TCHQ. (Hải quan tỉnh An Giang)

Tổng cục đã có văn bản đề nghị cơ quan cấp C/O của Philipines tiến hành xác minh, nhưng vẫn chưa nhận được kết quả.

2

Về kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Hiện có quá nhiều văn bản thông báo mẫu dấu và chữ ký của C/O. Đề nghị xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu để cập nhật, khai thác, kiểm tra, đối chiếu C/O. (Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng)

Tổng cục đang nghiên cứu để xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý C/O.

VII

PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XNC

 

 

Thủ tục Hải quan tại Cảng hàng không Liên Khương:

Để thuận lợi và chủ động trong việc giải quyết thủ tục hải quan do các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh khi phát sinh trong điều kiện Cảng hàng không Liên Khương chưa chính thức đưa vào khai thác đường bay quốc tế, thay vì Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk phải có văn bản gửi TCHQ đồng ý giải quyết theo từng chuyến bay.

Đề nghị: Khi Cục Hàng không đã cấp phép cho bay đến, đi tại Cảng hàng không Liên Khương đối với chuyến bay quốc tế thì Cục trưởng Cục HQ tỉnh Đắk Lắk xem xét, thành lập tổ công tác giải quyết thủ tục hải quan cho từng chuyến bay; quy trình thủ tục thực hiện theo đúng quy định hiện hành và báo cáo kết quả thực hiện cho TCHQ

(Hải quan Đắk Lắk)

Tổng cục đồng ý với đề xuất của Cục Hải quan Đắk Lắk, khi có chuyến bay quốc tế, Cục trưởng Cục Hải quan Đắk Lắk quyết định thành lập tổ công tác thuộc Chi cục Hải quan Đà Lạt do một Phó Chi cục trưởng phụ trách để giải quyết thủ tục Hải quan cho từng chuyến bay; quy trình thủ tục thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

2

Ngày 07/07/2010, Bộ GTVT ban hành Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đối với phương tiện vận tải phi thương mại, có hiệu lực từ ngày 21/08/2010.

Tuy nhiên, Sở GTVT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đến nay vẫn chưa triển khai tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia đối với phương tiện vận tải phi thương mại theo thẩm quyền quy định tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT nêu trên. Để giải quyết thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải phi thương mại qua lại cửa khẩu biên giới đường bộ theo đúng quy định, đề nghị TCHQ có ý kiến kiến nghị với Bộ GTVT sớm triển khai tổ chức thực hiện.

(Hải quan Đắk Lắk)

Đề nghị Cục hải quan Đắk Lắk có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Sở GTVT mỗi tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia đối với phương tiện vận tải phi thương mại theo quy định tại khoản 2, Điều 7 Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT.

3

Xe gắn máy 2 bánh tạm xuất – tái nhập; tạm nhập – tái xuất tại CK Nam Giang, hiện nay chưa quy định cơ quan thẩm quyền cấp phép.

(Hải quan Quảng Nam)

Các Hiệp định vận tải đường bộ không có quy định cấp phép cho xe gắn máy tạm xuất – tái nhập; tạm nhập – tái xuất; loại phương tiện này chỉ được đi lại trong khu vực cửa khẩu và không phải xin giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.

4

Công văn số 138/HQAG-NV ngày 11/02/2010 báo cáo vướng mắc về việc thực hiện quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009:

Chi cục HQ CK quốc tế Vĩnh Xương là cửa khẩu đường bộ (có đường sông) không phải Chi cục HQ cảng biển có được áp dụng quy trình trên hay không? (Hải quan tỉnh An Giang)

Đề nghị Cục Hải quan An Giang báo cáo cụ thể vướng mắc theo Điện số 187/GQ ngày 20/10/2010 của Cục GSQL để Tổng cục Hải quan hướng dẫn giải quyết.

VIII

THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI

 

1

Công văn số 846/HQAG-NV ngày 01/10/2010 về việc quản lý bán hàng tại khu thương mại Tịnh Biên:

Cục HQ tỉnh An Giang đề xuất thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua vượt tiêu chuẩn miễn thuế trong khu thương mại công nghiệp Tịnh Biên theo yêu cầu của TCHQ theo Điện số 173/GSQL ngày 29/09/2010.

(Hải quan tỉnh An Giang)

Ngày 10/11/2010, TCHQ đã có công văn số 6699/TCHQ-GSQL trả lời.

2

Về giờ mở cửa khẩu tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên:

Hiện nay giờ mở cửa tại các cặp hải quan cửa khẩu biên giới hai nước đang thực hiện theo sự thống nhất giữa Tổng cục trưởng hải quan VN và Tổng cục trưởng hải quan Campuchia là từ 06 giờ đến 18 giờ (theo kết quả hội đàm và ký kết Biên bản làm việc ngày 18/12/2001 tại TCHQ).

Để tạo thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hóa cho cư dân và doanh nghiệp hai bên biên giới, Cục HQ Kiên Giang đề nghị Chính phủ Việt Nam và Campuchia ban hành giờ mở cửa khẩu từ 05 giờ đến 18 giờ. (Hải quan Kiên Giang)

Đề nghị Cục Hải quan Kiên Giang thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 8 Phần III Thông tư số 181/2005/TT-BQP ngày 17/11/2005 của Bộ Quốc Phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền.

3

Bổ sung các mặt hàng hải sản vào danh mục hàng cư dân biên giới:

Để tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới các tỉnh của Campuchia, đề nghị: bổ sung mặt hàng hải sản vào danh mục hàng hóa được sản xuất từ nước có chung đường biên giới nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới tại Thông tư số 10/2010/TT-BCT ngày 29/03/2010 (Hải quan Kiên Giang)

Hải sản Việt Nam có nhiều, mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, cư dân biên giới được mua bán trao đổi, nhưng không được hưởng định mức miễn thuế 2.000.000 đồng/người/ngày.

IX

ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA

 

1

Xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa gắn liền với các Chi cục:

Cục HQ Kiên Giang đã báo cáo TCHQ đề xuất xây dựng một (01) địa điểm kiểm tra hàng hóa (bãi kiểm hoá gắn liền với trụ sở Chi cục), vị trí tại CK quốc tế Hà Tiên (gần Chi cục HQ CK) theo quy hoạch chung của Tỉnh, diện tích 10.000m2.

Đề nghị TCHQ phê chuẩn việc xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tại Chi cục HQ CK quốc tế Hà Tiên.

(Hải quan Kiên Giang)

Giao Cục GSQL chủ trì, phối hợp với Vụ Tài vụ quản trị báo cáo, đề xuất Tổng cục trong tháng 12/2010

2

Vấn đề xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung:

Theo công văn số 4093/TCHQ-GSQL ngày 23/07/2010 thì TCHQ có quyết định công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại ICD Biên Hoà, tuy nhiên trong thời gian tới địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung ICD Biên Hoà sẽ được chuyển mục đích đầu tư thành khu dân cư theo Thông báo số 2354/TB-UBND ngày 31/03/2009.

Kiến nghị TCHQ xem xét điều chỉnh quy hoạch xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung khác tại tỉnh Bình Thuận (theo báo cáo tại công văn số 1401/HQĐNa-TVQT ngày 19/08/2010).

(Hải quan Đồng Nai)

Ngày 24/9/2010, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 5688/TCHQ-GSQL trả lời Cục Hải quan Đồng Nai về nội dung này.

3

Về trang bị máy soi container:

Theo Thông báo số 5473/TB-TCHQ ngày 17/09/2010 thì năm 2010 Cục HQ Đồng Nai không được trang bị máy soi container.

Kiến nghị TCHQ trang bị cho HQ Đồng Nai loại máy soi di động lắp đặt tại ICD Tân Cảng – Long Bình trong năm 2010-2011.

(Hải quan Đồng Nai)

Việc lắp đặt máy soi di động tại ICD Tân Cảng – Long Bình đã được Bộ Tài chính đồng ý, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện

4

Công văn số 685/HQAG-NV ngày 17/08/2010:

Việc sử dụng máy soi hành lý của hành khách XNC tại 03 đơn vị Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình; công chức hải quan phải có chứng chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 hay không?

(Hải quan tỉnh An Giang)

Khi bàn giao máy, đơn vị trúng thầu sẽ có chương trình đào tạo hướng dẫn sử dụng. Tổng cục giao Cục GSQL chủ trì, phối hợp với Trường Hải quan Việt Nam và Vụ Tài vụ quản trị xây dựng Đề án, chương trình đào tạo sử dụng máy soi và các thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan cho các đơn vị có nhu cầu.

5

Hiện trạng các khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng chuyên dùng chưa có cơ sở vật chất tương ứng:

Tại địa bàn quản lý thuộc Cục HQ Kiên Giang có hai (02) cảng biển loại II là cảng biển Hòn Chông và cảng biển chuyên dùng Bình Trị; khu chuyển tải Hà Tiên và khu neo đậu Dương Đông. Phần lớn các cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải không có đủ điều kiện tối thiểu cho hoạt động của các Chi cục:

- Cảng Hòn Chông: không có địa điểm kiểm tra cho HQ

- Cảng chuyên dùng Bình Trị; cách xa địa bàn quản lý của Chi cục HQ cảng Hòn Chông 7km, không có nơi làm việc cho HQ

- Khu chuyển tải Hà Tiên: cách xa địa bàn quản lý của Chi cục HQ CK QT Hà Tiên 7km, không có nơi làm việc và địa điểm kiểm tra cho HQ

- Khu neo đậu Dương Đông: không có địa điểm kiểm tra cho HQ

Cục HQ Kiên Giang đề nghị:

- TCHQ phối hợp với Cục Hàng hải để kiện toàn cơ sở vật chất cho công tác kiểm tra giám sát tại các cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải nói trên

- Lắp đặt camera giám sát tại cảng Bình Trị để phục vụ công tác giám sát và giảm các điều kiện độc hại cho cán bộ giám sát (hàng hóa bốc dỡ: thạch cao, clinker, than, …)

- Trang bị máy soi hành lý cho khu neo đậu Dương Đông để phục vụ công tác kiểm tra hành lý của khách xuất nhập cảnh bằng tàu khách du lịch.

(Hải quan Kiên Giang)

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tiến hành rà soát lại hoạt động tại các cảng biển để phục vụ việc xây dựng địa điểm kiểm tra tập trung, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ hải quan. Do vậy, đề nghị Cục Hải quan Kiên Giang đề xuất cụ thể nhu cầu trang bị các trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan đối với từng địa điểm làm thủ tục hải quan.

6

Đối với việc xây dựng địa điểm kiểm tra HQ một lần dừng tại cặp cửa khẩu Mộc Bài (Việt Nam) – Bà Vét (Campuchia) ký ngày 02/06/2009 tại Campuchia:

Hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh có công văn số 2672/UBND-KTTC ngày 13/10/2009 gửi Ngài Tỉnh trưởng tỉnh Svay Riêng – Vương quốc Campuchia về việc thoả thuận địa điểm kiểm tra HQ chung tạm thời. Đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của Campuchia.

(Hải quan tỉnh Tây Ninh)

Việc này, Tổng cục Hải quan ghi nhận để báo cáo nhóm tạo thuận lợi cho phát triển và hàng hóa qua lại biên giới do Bộ GTVT làm trưởng nhóm.

7

Công ty CP Ong mật Dak Lak có lô hàng đã xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bị khách hàng trả lại, Công ty đề nghị được mở tờ khai hải quan tái nhập hàng hóa tại Chi cục HQ Buôn Ma Thuột và được kiểm hoá và thông quan tại cảng Cát Lái – TP.Hồ Chí Minh.

(Hải quan Đắk Lắk)

Ngày 01/11/2010, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã có công văn số 143/GSQL-GQ2 trả lời.

8

Cơ quan Kiểm dịch thực vật, động vật chưa có trụ sở làm việc tại cửa khẩu Nam Giang để giải quyết hàng hóa XNK đối với hàng hóa phải kiểm dịch thực vật, động vật (Hải quan Quảng Nam)

Đề nghị Cục Hải quan Quảng Nam thực hiện theo khoản 3 Điều 2 Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT

9

Về trang bị máy soi:

Để phục vụ cho quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại sân bay Liên Khương, dự kiến sẽ triển khai đường bay quốc tế trong năm 2011 với tuyến Đà Lạt – Singapore, Đà Lạt – Siêm Riệp, đề nghị TCHQ trang bị cho đơn vị 02 máy soi hàng hóa, hành lý. (Hải quan Đắk Lắk)

Tổng cục Hải quan giao Cục GSQL phối hợp với Cục Hải quan Đắk Lắk kiểm tra xác định cụ thể nhu cầu trang bị máy soi tại sân bay Liên Khương – Đà Lạt để đưa vào kế hoạch mua sắm trong năm 2011.

10

Đề nghị TCHQ đưa vào kế hoạch điểm đặt máy soi container tại khu vực cảng Tam Hiệp và kế hoạch triển khai thí điểm hải quan điện tử trong năm 2011. (Hải quan Quảng Nam)

Hiện, TCHQ đang triển khai mua sắm, trang bị máy soi container cho một số Cục Hải quan trọng điểm, đối với khu vực cảng Tam Hiệp hiện chưa có kế hoạch trang bị trong năm 2011.

11

Về xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa XNK tập trung tại KCN Hoà Khánh – Liên Chiểu và cảng Tiên Sa, đề nghị TCHQ tiếp tục quan tâm chỉ đạo. (Hải quan Đà Nẵng)

Đề nghị Cục Hải quan Đà Nẵng khẩn trương lập dự án, giải phóng mặt bằng, nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo TCHQ xem xét chỉ đạo.

 

7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ