Kính
gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo
Ngày 31/8/2011 Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam đã ký Kế hoạch phối hợp thực
hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
(THTT, HSTC) năm học 2011-2012 số 917/KH/BGDĐT-BVHTTDL-TUWDTN-HLHPNVN-HKHVN. Để
tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
các Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo một số nội dung sau:
1. Một số
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012:
- Xây dựng ở mỗi cấp học các mô
hình THTT, HSTC phù hợp với điều kiện ở từng vùng của địa phương (vùng thuận lợi,
vùng khó khăn và vùng có điều kiện trung bình). Tổ chức hội thảo, tổng kết,
giao lưu trao đổi, rút kinh nghiệm,… vào cuối năm học này để hướng dẫn, nhân rộng
mô hình trong năm học tới.
- Tập trung đổi mới phương pháp
dạy và học: Cán bộ cốt cán triển khai các nội dung được tập huấn hè 2011 cho
cán bộ, giáo viên, chú trọng áp dụng các phương pháp dạy và học có hiệu quả, ứng
dụng công nghệ thông tin và các công nghệ hiện đại khác. Xây dựng các mô hình
nhà trường đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả ở các cấp học để nhân rộng
trong năm học tới.
- Tiếp tục triển khai giáo dục
kĩ năng sống theo chương trình “Tăng cường kỹ năng sống qua một số môn học và
hoạt động giáo dục ở phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vận dụng phù hợp
với điều kiện ở mỗi địa phương. Tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi xây dựng
Quy ước ứng xử văn hóa sao cho dễ nhớ, dễ thực hiện để Hiệu trưởng quyết định
ban hành triển khai thực hiện trong toàn trường. Thành lập tổ tư vấn hỗ trợ cho
học sinh trong học tập, sinh hoạt, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tâm lí và kĩ
năng xử lí các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Bố trí cán bộ, giáo viên có tâm
huyết, năng lực, điều kiện để tham gia các hoạt động tổ tư vấn này; tổ chức tập
huấn về kỹ năng cho đội ngũ này.
- Có kế hoạch, giải pháp và tổ
chức các hoạt động ngoại khoá về tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục an
toàn giao thông, đi học an toàn, nhà trường không có học sinh đánh nhau và tệ nạn
xã hội. Đưa văn hóa dân gian, trò chơi dân gian phù hợp vào nhà trường. Tổ chức
các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động tập thể thiết thực do học sinh chủ động
tổ chức cho phù hợp với lứa tuổi với sự hỗ trợ của nhà trường, cha mẹ học sinh,
các ban ngành đoàn thể ở địa phương.
- Tăng cường tính tích cực của học
sinh thông qua việc nâng cao khả năng tự học, sự tham gia chủ động, tích cực
trong các câu lạc bộ học sinh, các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Chú
trọng phát huy vai trò của Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn
thanh niên trong xây dựng THTT, HSTC. Xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên
trực tiếp giúp đỡ và hỗ trợ học sinh yếu kém.
- Phối hợp với các bộ, ngành tổ
chức các hoạt động: Ngày di sản Văn hóa - Ngày Về nguồn 23/11; tuyên truyền
và vận động cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên bầu chọn Vịnh Hạ Long là kì
quan thiên nhiên mới của thế giới; các hoạt động phát huy giá trị văn hóa lịch
sử tại địa phương; đẩy mạnh hỗ trợ “3 đủ” cho học sinh và các hoạt động khác tại
các địa phương.
2. Phát huy
kết quả sau 3 năm thực hiện phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC
- Triển khai các hoạt động theo
kế hoạch đã có và phổ biến, nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm làm tốt ở tỉnh,
thành phố cũng như trong toàn quốc (trong tài liệu kỉ yếu Hội nghị tổng kết năm
học 2010 - 2011 vừa qua tại Đồng Tháp vào tháng 7/2011).
- Chỉ đạo điểm và hỗ trợ các đơn
vị điển hình tổng hợp các sáng kiến kinh nghiệm trong Phong trào thi đua để Ban
chỉ đạo trung ương khái quát thành mô hình triển khai chung cho các địa phương
sau năm 2013.
- Xây dựng kế hoạch đến năm
2013: Tuỳ theo điều kiện và khả năng, mỗi trường cần đạt được tiêu chí cụ thể của
Phong trào thi đua, tiến tới xây dựng THTT, HSTC một cách bền vững.
3. Về kiểm
tra đánh giá, báo cáo về phong trào thi đua vào cuối học kỳ I năm học 2011 -
2012
- Hướng dẫn đánh giá các tiêu
chí tại Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 và theo mẫu báo
cáo (gửi kèm công văn này) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức một số đoàn công tác
liên ngành cấp tỉnh/thành phố kiểm tra, đánh giá Phong trào thi đua của các đơn
vị thuộc địa phương quản lý vào cuối học kì I năm học 2011 – 2012.
- Ban chỉ đạo trung ương sẽ
thành lập đoàn công tác liên bộ, ngành kiểm tra việc thực hiện phong trào ở một
số tỉnh, thành phố vào đầu học kỳ II năm học 2011 - 2012.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tổ chức thực hiện các nội dung
trong văn bản này và các chỉ đạo, hướng dẫn khác có liên quan cho phù hợp với
điều kiện ở địa phương.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ VHTT&DL, TWĐ TNCS Hồ Chí Minh,
Hội LHPN VN, Hội KHVN (để p/h);
- Lưu VT, Vụ CTHSSV, DATHCS II.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|
PHỤ LỤC 1:
MẪU BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012 VỀ PHONG
TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
(Kèm theo Công văn số 7055 /BGDĐT-CTHSSV ngày 21 /10/2011)
UBND
TỈNH/THÀNH PHỐ
BAN CHỈ ĐẠO PTTĐ
“Xây dựng THTT,HSTC”
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
………………
|
......,
ngày tháng năm 2011
|
BÁO
CÁO CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
I. Về số lượng, tỷ lệ trường tham gia phong trào (số
trường đăng ký tham gia/tổng số trường của tỉnh/thành phố tính đến tháng
11/2011)
- Mầm non:
................ trường/………….trường
- Tiểu học:
.................. trường/…………trường
- THCS:
...................... trường/………...trường
- THPT:
....................... trường/………..trường
- Trung tâm
GDTX: ……….. trung tâm/ tổng số trung tâm (của tỉnh/thành phố)
- Số trường mới
đăng ký tham gia từ năm học 2011-2012: …………………..
II. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua:
1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn,
thu hút học sinh đến trường:
a) Số trường
có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp:
................trường, trong đó:
+ Mầm non:
................. trường.
+ THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học:
.................. trường.
+ THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm
GDTX: ……..…..
+ Tổng số cây
xanh được trồng mới từ năm học 2011-2012: ………………..
b) Số trường
có công trình vệ sinh xây mới trong năm học 2011-2012: ..............
+ Mầm non:
................. công trình. + THCS:
...................... công trình
+ Tiểu học:
.................. công trình.
+ THPT: ....................... công trình
+ Trung tâm
GDTX: ………. công trình
- Số trường
có nhà vệ sinh: ............/ tổng số trường
- Số trường
có công trình hợp vệ sinh (CTHVS)/tổng số trường có.................
công trình vệ sinh (CTVS)
+ Mầm non: .........CTHVS/........CTVS
+ THCS: .........CTHVS/..............CTVS
+ Tiểu học: .........CTHVS/….........CTVS
+ THPT: ............CTHVS/........CTVS
+ Trung tâm
GDTX: ..............CTHVS/.................CTVS
- Dự kiến
công trình vệ sinh xây dựng trong năm 2011-2012: ………………
c) Số trường
có đủ bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: ........trường, trong đó:
+ Mầm non:
................. trường.
+ THCS:
...................... trường.
+ Tiểu học:
.................. trường.
+ THPT:
....................... trường.
+ Trung tâm
GDTX: ……....trường
d) Kết quả thực
hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở)
- Số trường đã
phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho
100 % học sinh: Tổng số: ..........................trường, trong đó:
+ Mầm non:
................. trường.
+ THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học:
.................. trường.
+ THPT: ....................... trường.
+ Những chuyển
biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. Cụ
thể: ............................................................
- Giải pháp của địa phương trong
việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”:
…………………………………………………………………………………………………
e) Kết quả thực
hiện đi học an toàn năm học 2010-2011
- Chỉ đạo của
địa phương
- Giải pháp của
địa phương, nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh
* Nhận xét,
đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung này.
2. Dạy
học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin
trong học tập.
a) Số học
sinh bỏ học năm học 2011-2012: ...... học sinh (HS)/tổng số......... HS, chiếm
tỷ lệ… …. %, trong đó:
+ Tiểu học:
.................. HS/tổng số.........HS, gồm bỏ học trong học kì I........., bỏ
học trong hè năm 2011..................
+ THCS:
...................... HS/tổng số.........HS, gồm bỏ học trong học kì
I........, bỏ học trong hè năm 2011..................
+ THPT:
................ HS/tổng số........... HS, gồm bỏ học trong học kì
I..........., bỏ học trong hè năm 2011: ...............
b) Tổng số hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ
5/2010 đến nay): .......... người/tổng số........... người, trong đó:
+ Mầm non:
......... người/tổng số ...... + THCS: ......... người/tổng số.........
+ Tiểu học:
........ người/tổng số ........ + THPT: ......... người/tổng số..........
+ Trung tâm
GDTX: … …...người/tổng số............
c) Tổng số
giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết
quả học tập của học sinh ( từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011),
Tổng số:
............................ người/ tổng số........, trong đó:
+ Mầm non:
........ người/tổng số ....... + THCS:.......người/tổng số
.......
+ Tiểu học:
.......... người/tổng số ...... + THPT: .... người/tổng số........
+ Trung tâm
GDTX:………..người/tổng số.............
d) Số trường
đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo
dục cho học sinh: ......... trường, trong đó:
+ Mầm non:
......... trường. + THCS:
............. trường.
+ Tiểu học:
......... trường. + THPT:
........... trường.
+ Trung tâm
GDTX: ……….. trường.
3. Rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh
a) Số trường
đã xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hoá giữa các thành viên trong nhà
trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.
Tổng số: ..................trường, trong đó:
+ Mầm non:
................. trường. + THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học:
.................. trường. + THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm
GDTX: ……...trường.
b) Số trường
đã tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với
nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống
tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh.
Tổng số:
.................................. trường, trong đó:
+ Tiểu học:
.................. trường. + THPT: ......................... trường.
+ THCS:
...................... trường. + Trung tâm GDTX:..….. trường.
Nêu tên các
câu lạc bộ đã được tổ chức ở các nhà trường.
c) Thuận lợi
và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh.
4. Tổ
chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
a) Số trường
có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt.
Tổng số:
..........................trường, trong đó:
+ Mầm non:
................... trường.
+ THCS: ...................... trường.
+ Tiểu học:
.................... trường.
+ THPT: ....................... trường.
+ Trung tâm
GDTX: ……..trường.
b) Số trường
đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải
trí của học sinh tại trường.
Tổng số:
..........................trường, trong đó:
+ Tiểu học:
.................. trường.
+ THPT:
....................... trường.
+ THCS: ......................
trường. +
Trung tâm GDTX: …..trường.
c) Những thuận
lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học.
* Nhận xét,
đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện ở nội dung này. Nêu một số giải
pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật.
5. Học
sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hoá, cách mạng ở địa phương.
a. Tỉnh đã có
tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
chưa?
b. Số trường
(phổ thông) nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, nghĩa trang liệt
sĩ hoặc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ.
Tổng số:
..........................trường, trong đó:
+ Tiểu học:
.................. trường.
+ THPT: ....................... trường.
+ THCS:
...................... trường.
+ Trung tâm GDTX: …..trường.
- Chăm sóc được:
+ DT LSVH cấp
Quốc gia: ........ DT/.......tổng số DT cấp Quốc gia ở tỉnh.
+ DT LSVH cấp
tỉnh: ........ DT/..........tổng số DT cấp tỉnh.
+ Số lượng
Nghĩa trang liệt sĩ (hoặc đền thờ, đài tưởng niệm liệt sĩ): ....công trình
+ Số lượng Bà
mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sỹ được nhà trường chăm sóc, hỗ
trợ: ........... .
+ Các công
trình, đối tượng khác (nêu số lượng và tên của một số công trình, đối tượng
chính).
c. Những điểm
nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay.
III. Kết quả phong trào:
1. Kết quả kiểm
tra, đánh giá trường tham gia Phong trào thi đua năm học 2011-2012:
…………………………………………………………………………………………………
2. Những tập
thể (trường, tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội
dung của phong trào thi đua.
- Nội dung
sáng kiến: ............................................................
- Kết quả thực
hiện sáng kiến: .............................................
3. Những cá
nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt
các nội dung của phong trào thi đua: …………………………
4. Số lượng
bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Sở
Giáo dục và Đào tạo, báo đài. ............bài ( nêu số lượng bài trên trang web
của sở) Nêu địa chỉ trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo (…........................).
5. Những ý kiến
khác.
IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai
phong trào:
1. Kết quả đạt
được trong việc phối hợp tại địa phương (Nêu rõ kết quả hoạt động của mỗi đơn vị
thành viên Ban Chỉ đạo).
2. Kết quả nổi
bật:
3. Đề xuất,
kiến nghị:
V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương:
1. Kết quả nổi
bật nhất
- Trong học kì
I, năm học 2011-2012 so với năm trước (nêu không quá 3 nội dung).
- Từ khi có
PTTĐ (nêu không quá 3 nội dung).
2. Biểu hiện,
kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực:
a) Mức độ biểu
hiện thân thiện trong các mối quan hệ trong nhà trường và với gia đình, xã hội.
Minh chứng cụ thể.
b) Sự gia
tăng tính tích cực của học sinh ở địa phương được biểu hiện như thế nào?
c. Những tác
động lớn của phong trào trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế,...
tại địa phương.
3. Nêu ít nhất
02 sáng kiến của cán bộ, giáo viên, tập thể và và 02 sáng kiến của học sinh đã
được thực hiện có hiệu quả nhất ở tỉnh.
4. Nêu mô hình về THTT, HSTC ở
bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trung tâm Giáo dục
thường xuyên (nêu tên đơn vị, kèm theo mô tả về mô hình ở các bậc học; mỗi mô
hình trình bày không quá 2 trang A4, kèm theo tranh, ảnh, CD, VCD nếu có.
5. Kết quả của
công tác xã hội hoá:
- Hỗ trợ
học sinh (từ các nguồn khác nhau được thực hiện ở trong và ngoài nhà trường
trong toàn tỉnh/thành phố). Tổng số bằng hiện vật và bằng tiền trong 3 năm qua.
- Hỗ trợ của
nhà trường (từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước) trong toàn tỉnh/thành phố về
cơ sở vật chất, thiết bị và quy ra mức tiền tương đương (nếu có thể) trong 3
năm qua.
- Các đóng
góp phi vật chất: Ý tưởng, ủng hộ, tham gia bằng công sức của các lực lượng xã
hội (nêu các kết quả nổi bật nhất).
6. Những khó
khăn đang gặp phải và hướng giải quyết của tỉnh.
7. Những kiến
nghị, đề xuất của Ban chỉ đạo phong trào thi đua của tỉnh đối với Ban chỉ đạo
Trung ương Phong trào thi đua và các kiến nghị đối với lãnh đạo địa phương.
Lưu ý: Báo
cáo của Ban chỉ đạo phong trào tỉnh/thành phố phải theo đúng mẫu này để đáp ứng
cho việc tổng hợp ở cấp Bộ.