Công văn 6765/BTP-VP năm 2013 trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 6765/BTP-VP
Ngày ban hành 16/09/2013
Ngày có hiệu lực 16/09/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Hà Hùng Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

 BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 6765/BTP-VP

V/v trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013

 

Kính gửi:

- Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Hải Dương, Hưng Yên, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ.

 

Thực hiện Công văn số 368/BDN ngày 05/7/2013 của Ban Dân nguyện - Ủy ban thường vụ Quốc hội và Công văn số 6103/VPCP-V.III ngày 24/7/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết 36 kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (34 kiến nghị do Ban Dân nguyện chuyn (trong đó kiến nghị số 2 và số 14 của cử tri tỉnh Hải Dương là trùng nhau)[1], 02 kiến nghị do Văn phòng Chính phủ chuyển) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tư pháp, sau khi nghiên cứu, Bộ Tư pháp xin tổng hợp và trả lời các kiến nghị của cử tri như sau:

I. Kiến nghị của cử tri về công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và theo dõi thi hành pháp luật

1. Kiến nghị của cử tri các tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Nghệ An:

- Tỉnh Bình Định: Đnghị Chính phsớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác xây dựng các dự thảo VBQPPL theo đúng lộ trình đã được xác định trong nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, khắc phục tình trạng chậm trễ và chưa bảo đảm chất lượng của các dự thảo văn bản luật do Chính phủ trình xin ý kiến tại các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian gần đây; đồng thời sớm khắc phục tình trạng chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhất là các văn bản hướng dẫn thi hành các luật có hiệu lực trong năm 2013 như: Luật Hợp tác xã (sửa đổi) có hiệu lực ngày 01/7/2013, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.

- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Hiện nay, một số luật đã được ban hành có hiệu lực thi hành nhưng hệ thống VBQPPL như nghị định hướng dẫn thi hành luật, thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định quá chậm, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc thực thi VBQPPL, dẫn đến việc triển khai rất bị động và không đảm bảo thời hiệu của VBQPPL. C tri đnghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành cần có biện pháp kiên quyết đsớm giải quyết tình trạng trên.

- Tnh Tây Ninh: Đnghị Chính phủ quan tâm xem xét, tăng cường kiểm tra, nâng cao cht lượng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, VBQPPL thuộc thm quyn của Chính ph, Bộ, ngành đảm bảo thống nhất với quan điểm của luật gc, kịp thời, khả thi, đồng bộ, n định, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện thuận lợi. Bởi vì thời gian qua có nhiều văn bản chậm được ban hành, chưa mang tính đng bộ, n định, địa phương không thực hiện hoặc thực hiện không được... Ví dụ: Chính sách miễn thuế đi với Khu kinh tế Mộc Bài bị bãi bỏ từ ngày 31/12/2012 đã tác động rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư; việc thực hiện Nghị định số 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế nhà nước Bộ Nội vụ đã giao và phân bbiên chế cụ thcho từng cơ quan, đơn vị hành chính địa phương trong khi đó Hội đồng nhân dân là cơ quan được giao thm quyền quyết định phân b biên chế tại địa phương (làm cho Nghị quyết của Hội đng nhân dân chỉ mang tính hình thức); tình trạng kiên quyết “giữ nghèo bền vững” ở một số địa phương đtrông chờ vào sự trợ cấp của nhà nưc; tình trạng Bộ, ngành đua nhau tìm cách ban hành các chế độ chính sách để có lợi cho một nhóm người thuộc Bộ, ngành ngày càng din ra khá phbiến làm phá vỡ hệ thống tiền lương, mt công bằng giữa các nhóm cán bộ, công chức, trong khi đó chế độ của nhng người hoạt động ở cơ sở không được quan tâm, nhất là lực lượng hoạt động không chuyên trách cấp xã.

- Tỉnh Quảng Nam: Phản ánh việc Quốc hội thông qua các luật, pháp lệnh nhưng việc hướng dẫn thực hiện ca Chính phủ và các Bộ, ngành quá chậm trễ làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện.

- Tỉnh Ninh Thuận: Hiện nay, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật (Thông tư) còn bất cập. Hầu hết các nghị định của Chính phủ khi ban hành dù đã cụ thể, chi tiết nhưng cơ quan hữu quan vẫn chờ thông tư hướng dẫn, dẫn đến việc áp dụng và thực thi các chính sách pháp luật chậm. Mặt khác, còn nhiều thông tư của các Bộ, ngành có nội dung quy định theo hướng có lợi cho sự quản lý của ngành mình. Cử tri đnghị thời gian tới, Chính phủ cn chỉ đạo các Bộ, ngành hạn chế tối đa việc ban hành thông tư. Các Bộ, ngành khi tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định cần quy định luôn các nội dung chi tiết, để khi ban hành nghị định sẽ được áp dụng, thực hiện ngay.

- Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới luật cn tuân thchặt chẽ Luật Ban hành VBQPPL. Đánh giá tác động toàn diện của văn bản đi với đời sống xã hội, hợp lòng dân đcó tính khả thi cao, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực tiễn. Như khi ban hành các nghị định: Nghị định s18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 quy định Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định s71/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định s34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã vấp phải phản ứng xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.

- Tỉnh Bình Dương: Trong thời gian vừa qua có một số nghị định, văn bản dưới luật được ban hành nhưng không có hiệu quả khi áp dụng vào cuộc sng (quy định thịt heo bán không quá 8 tiếng sau khi giết mổ, xử phạt hành vi nghe điện thoại tại cây xăng; xử phạt hành vi hút thuc lá nơi công cộng; ghi tên b, mẹ lên chứng minh thư kiểu mới...), gây ra bức xúc trong dư luận. Đông đo cử tri yêu cầu các cơ quan chức năng trước khi ban hành quy định nào cn phải khảo sát thật kỹ ý kiến của người dân vào thực tế cuộc sng đsau khi ban hành có hiệu quả cao khi áp dụng vào đời sống người dân; thu hi các quy định sai phạm pháp luật.

- Tỉnh Nghệ An: Đnghị Chính phủ sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật để các địa phương thực hiện.

2. Bộ Tư pháp có ý kiến đối với các kiến nghị của cử tri như sau:

2.1. Đúng như ý kiến của các cử tri đã nêu, trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta còn có một số bất cập, hạn chế, trong đó nổi lên là: (1) Tình trạng chậm trễ và chưa bảo đảm chất lượng của các dự thảo văn bản luật, pháp lệnh do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; (2) Chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nhất là tình trạng luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật từ một số năm, nhưng văn bản quy định chi tiết vẫn chưa được ban hành; (3) Văn bản được ban hành không phù hợp với tình hình thực tế; (4) Hệ thống văn pháp luật chưa mang tính đồng bộ, n định; (5) Việc ban hành thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định còn bất cập..., gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:

Về khách quan:

- Trong thời gian qua, công việc đy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với công tác xây dựng pháp luật cả về mặt chất lượng và khối lượng công việc. Hàng năm, số lượng luật, pháp lệnh mà Quốc hội giao Chính phủ chủ trì soạn thảo là tương đối lớn, khoảng 90% tng số các dự án luật, pháp lệnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Nhiều Bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo cùng lúc 2 - 3 dự án luật để trình Quốc hội trong một kỳ họp, tạo ra sức ép công việc rất lớn. Nội dung quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh nhiều, thường là các vấn đề mới, phức tạp, đòi hỏi phải quy định chi tiết nhiều điều khoản mới thi hành được. Qua thống kê cho thy trung bình một luật, pháp lệnh có đến 12 nội dung ủy quyền cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành, trong đó, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ quy định 53% và ủy quyền cho Bộ trưởng quy định 47% (tính trung bình là 3,6 văn bản hướng dẫn 01 luật, pháp lệnh, thực tế có trường hợp trên 10 văn bản). Nhiều Bộ, ngành vừa phải soạn thảo nghị định của Chính ph, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vừa phải xây dựng các thông tư thuộc thẩm quyền ban hành. Việc này đòi hỏi đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, trong khi các Bộ chủ trì soạn thảo lại đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành công việc chuyên môn. Mặt khác, việc soạn thảo, trình, thông qua văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), nếu bảo đảm chặt chẽ, tuân ththeo đúng quy trình cũng đòi hi không ít thời gian. Trong khi đó, việc giải thích pháp luật - biện pháp góp phần hạn chế ban hành văn bản quy định chi tiết - trong thời gian qua hu như chưa được thực hiện. Công tác tham mưu đề xut xây dựng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn chưa hiệu quả, do có sự ct khúc với công tác theo dõi đôn đốc xây dựng luật, pháp lệnh.

- Đt nước ta đang trong quá trình chuyn đổi, nhiều quan hệ xã hội mới được định hình, tính n định chưa cao. Công tác xây dựng pháp luật ở nước ta mới được quan tâm thực hiện trong khoảng 20-25 năm nay. Bên cạnh đó, việc chuyn đi tư duy pháp lý từ cơ chế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường chưa được triệt đ, trong khi đó ở một strường hợp, pháp luật đòi hỏi cn phải đi trước đ hình thành, tạo hành lang pháp lý thúc đy sự phát trin của các quan hệ xã hội, nhưng điều kiện tổ chức thực hiện trên thực tế còn rất nhiều khó khăn.

Về chủ quan:

- Lãnh đạo một số Bộ, ngành chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo công tác xây dựng VBQPPL nói chung và văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết nói riêng. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng, thẩm định VBQPPL cũng chưa chặt chẽ, hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thẩm định VBQPPL ở Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành còn thiếu về số lượng, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, trong khi slượng văn bản ban hành nhiu dẫn đến quá tải. Quy trình xây dựng VBQPPL, nhất là khâu dự báo, đánh giá tác động kinh tế - xã hội và lấy ý kiến tham vấn của các cơ quan, tchức, cá nhân liên quan chưa được tuân thủ nghiêm.

2.2. Đối với Bộ Tư pháp, theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, ngoài luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa quy phạm pháp luật của Quc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp còn được giao nhiệm vụ thm định nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Riêng trách nhiệm thm định thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ, ngành thì theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật Ban hành VBQPPL được giao cho pháp chế các Bộ, ngành. Có thể nói công tác thẩm định các VBQPPL của Bộ Tư pháp thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Quá trình thẩm định, Bộ Tư pháp đã phát hiện nhiều quy định không đúng thẩm quyền, mâu thun, chng chéo với các quy định pháp luật hiện hành, qua đó kiến nghị cơ quan soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến, trình Quốc hội, y ban thường vụ Quốc hội hoặc ký ban hành, góp phn quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của văn bản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đng bộ của hệ thống văn bản pháp luật. Đối với các thông tư và thông tư liên tịch, theo Luật Ban hành VBQPPL, Bộ Tư pháp chỉ có nhiệm vụ kim tra tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ sau khi văn bản đã được ban hành theo Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý VBQPPL (hậu kiểm). Nhìn chung, qua việc kim tra theo thẩm quyền đối với thông tư, thông tư liên tịch, Bộ Tư pháp cũng đã phát hiện nhiu sai sót và đã tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Với trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác xây dựng, thẩm định, kim tra và theo dõi thi hành pháp luật nói chung, chúng tôi thấy rằng, đxảy ra tình trạng như cử tri phản ánh là có phần trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Đkhắc phục các bất cập, vướng mắc nêu trên, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Tư pháp đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Các giải pháp đã và đang được thực hiện:

- Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP nhằm kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Vụ Pháp chế của tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Phòng Pháp chế của 14 Sở thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Việc triển khai Nghị định này tuy còn gặp khó khăn, nhưng là bước khởi sắc mới trong công tác xây dựng, hoàn thiện thchế pháp luật.

- Tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thi hành pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tchức và cá nhân.

- Đối với nội bộ cơ quan Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Bộ đã nghiêm túc chấn chỉnh, quán triệt các đơn vị xây dựng pháp luật trong việc thẩm định VBQPPL theo hướng: bên cạnh việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ và kỹ thuật soạn thảo văn bản theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, thì cần chú trọng hơn nữa đến tính khả thi, tính hợp lý của dự thảo văn bản. Ngày 14/8/2013, Bộ Tư pháp cũng đã tchức Hội nghị về thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định VBQPPL nhằm đề xuất các giải pháp ngắn hạn và dài hạn hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy, nhân lực làm công tác thm định.

Các giải pháp sẽ được tiếp tục thực hiện hoặc đề xuất thực hiện:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ