Công văn 65203/CTHN-TTHT năm 2023 về miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Malaysia do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu | 65203/CTHN-TTHT |
Ngày ban hành | 08/09/2023 |
Ngày có hiệu lực | 08/09/2023 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục thuế thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Hồng Thái |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 65203/CTHN-TTHT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2023 |
Kính gửi: Ngân hàng TNHH MTV Public
Việt Nam
Đ/c: Tầng 1, tầng 10 và tầng 11, Tòa nhà Hanoi Tungshing Square, số 2 đường Ngô Quyền, P. Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội - MST:
0100112733
Trả lời công văn số 30/2023/FAD/ThuếHN ngày 19/7/2023 của Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam (sau đây gọi là: Public Bank Việt Nam) hỏi về việc miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Malaysia, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ của Malaysia nhằm tránh đánh thuế hai lần và ngăn cản trốn tránh nghĩa vụ tài chính đối với các loại thuế thu nhập:
+ Tại khoản 2 Điều 2 quy định các loại thuế hiện có mà Hiệp định này sẽ áp dụng:
“Điều 2. Các khoản thuế được kiểm soát:
...2. Các loại thuế hiện có mà Hiệp định này sẽ áp dụng là:
a. Ở Malaysia:
(i) Thuế thu nhập; và
(ii) Thuế thu nhập từ dầu mỏ
(sau đây gọi tắt là Thuế của Malaysia).
b. Ở Việt Nam
(i) Thuế thu nhập; và
(ii) Thuế lợi tức; và
(iii) Thuế doanh thu
(sau đây gọi tắt là Thuế của Việt Nam)
+ Tại Điều 7 quy định lợi nhuận từ kinh doanh:
“Điều 7. Lợi nhuận từ kinh doanh
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp của nước ký kết chỉ bị đánh thuế ở nước đó trừ khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ở nước ký kết khác thông qua cơ sở thường trú đã quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh như nêu trên thì các lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị đánh thuế ở nước khác; nhưng chỉ đánh thuế trên nhiều lợi nhuận từ đó mà có thể quy cho cơ sở thường trú.
+ Tại Điều 13 quy định về phí công nghệ:
“Điều 13. Phí công nghệ
1. Phí công nghệ phát sinh tại một trong các nước ký kết do cư dân của nước ký kết khác là chủ sở hữu hưởng lợi và là đối tượng chịu thuế ở nước khác có thể bị đánh thuế ở nước ký kết được nêu đầu tiên với mức thuế suất không quá 10% tổng số phí kỹ thuật.
2. Thuật ngữ “Phí công nghệ” như sử dụng trong điều này nghĩa là khoản trả của bất kỳ loại nào cho người bất kỳ, trừ người lao động của người trả phí, trong sự xem xét với các dịch vụ bất kỳ có tính chất công nghệ, quản lý hay tư vấn.
3. Các quy định của đoạn 2 điều này sẽ không áp dụng nếu chủ sở hữu hưởng lợi phí công nghệ là cư dân của nước ký kết tiến hành kinh doanh ở nước ký kết khác nơi mà phí công nghệ phát sinh có cơ sở thường trú hoặc tiến hành ở nước khác các dịch vụ cá nhân độc lập, thì phí công nghệ được kết nối có hiệu lực với cơ sở thường trú như vậy hoặc dịch vụ như vậy. Trong trường hợp này, có thể sẽ áp dụng các quy định của điều 7 hoặc điều 15.”.
- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:
+ Tại khoản 1.2 Điều 11 định nghĩa cơ sở thường trú:
“Điều 11. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh
1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú
1.2.1. Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn hộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.