Công văn 64/BNV-CCVC năm 2024 xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 64/BNV-CCVC
Ngày ban hành 05/01/2024
Ngày có hiệu lực 05/01/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/BNV-CCVC
V/v xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2024

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 31/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức; đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành các thông tư hướng dẫn việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Qua kiến nghị của Bộ, ngành, địa phương và ý kiến tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thống nhất triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:

I. VỀ XÁC ĐỊNH CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

Cơ cấu ngạch công chức được tính theo tỷ lệ % số công chức giữ các ngạch công chức trên tổng số công chức trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức (viết tắt là đơn vị sử dụng), cụ thể:

1. Đối với các đơn vị sử dụng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), cơ quan thuộc Chính phủ

a) Đối với các tổ chức thực hiện chức năng tham mưu chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực[1]:

- Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 30%;

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

- Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 20%.

b) Đối với các tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc về công tác quản trị nội bộ[2]:

- Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 25%;

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

- Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 25%.

2. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương:

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống: Tối đa không quá 50%.

b) Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 40%;

- Ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống: Tối đa không quá 60%.

3. Đối với các cơ quan chuyên môn và cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện[3]

- Ngạch chuyên viên và tương đương: Tối đa không quá 80%;

- Ngạch cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 20%.

II. VỀ XÁC ĐỊNH CƠ CẤU HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC

Việc xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp chưa có hướng dẫn hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa xác định cụ thể tỷ lệ % ở mỗi hạng chức danh nghề nghiệp thì thống nhất thực hiện như sau:

1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 2)

- Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: Tối đa không quá 20%;

- Chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: Tối đa không quá 50%;

[...]