Công văn 6072/BGDĐT-CNTT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2013 - 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 6072/BGDĐT-CNTT
Ngày ban hành 04/09/2013
Ngày có hiệu lực 04/09/2013
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Trần Quang Quý
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6072/BGDĐT-CNTT
V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2013 - 2014

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2013

 

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) cho năm học 2013- 2014 như sau:

I. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quán triệt văn bản quy phạm pháp luật về CNTT

Quán triệt tinh thần công tác ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thường xuyên và lâu dài của ngành giáo dục, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong các năm qua.

Các sở giáo dục và đào tạo (sở GDĐT) tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong ngành ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo về tinh thần và nội dung của các văn bản quan trọng mới ban hành như sau:

a) Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX;

Đây là Thông tư quan trọng nhất để các sở giáo dục và đào tạo quán triệt triển khai nhiệm vụ CNTT trong năm học.

b) Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng;

http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=20344&opt=brpage

Đây là Nghị định mới ban hành, thay thế Nghị định số 97/2008/NÐ-CP ngày 28/8/2008.

Và các văn bản đã ban hành trước đây gồm:

c) Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

d) Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

đ) Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

e) Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.

2. Đổi mới tư duy đầu tư theo công nghệ mới

a) Triển khai CNTT theo các công nghệ mới:

 

Tư duy cũ

Tư duy công nghệ mới

1.

Phân tán, riêng lẻ: Mỗi trường học có hệ thống riêng.

 

Phần mềm tại chỗ phải được cài đặt ở mỗi trường.

Tập trung: Một hệ thống máy chủ tập trung cấp Sở, cấp Phòng có thể cung cấp dịch vụ cho tất cả các trường học.

Phần mềm trực tuyến: Các trường chỉ cần tên và mật khẩu truy cập vào mạng Internet để sử dụng, không cần cài đặt, bảo dưỡng.

2.

Tốn nhiều công sức cài đặt, bảo dưỡng phần mềm song hệ thống vẫn không chạy được.

Cấp trung ương sẽ cập nhật, bảo dưỡng phần mềm trên quy mô toàn quốc.

Không cần chuyên viên tin học để quản trị hệ thống, cài đặt phần mềm quản lý.

2.

Sở hữu vật chất (máy tính, máy chủ, phần mềm …).

Có thể thuê dịch vụ như thuê phần mềm.

Lưu ý: Các cơ quan quản lý giáo dục (sở, phòng) phải làm chủ sở hữu cơ sở dữ liệu giáo dục. Không để các công ty sở hữu và khai thác tài sản dữ liệu giáo dục vào mục đích kinh doanh của họ.

3. Sử dụng sổ sách điện tử

Năm học 2013-2014, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục chuyển sang dùng tối đa sổ sách điện tử được in ra từ các phần mềm quản lý nhà trường, thay vì phải mua sổ sách in trên giấy.

4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành chính tại sở GDĐT, các phòng GDĐT và các trường học. Cụ thể:

a) Phần mềm phổ cập giáo dục (tức Hệ thống thông tin quản lý phổ cập và chống mù chữ): Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp để dùng thống nhất trong toàn ngành;

b) Bước đầu triển khai hệ thống Quản lý thông tin kiểm định chất lượng;

c) Triển khai các hoạt động cụ thể hướng dẫn tại Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT như mô hình website tập trung, có tích hợp hệ thống phần mềm quản lý giáo dục trực tuyến (online). Theo đó, phụ huynh học sinh có thể xem miễn phí trên website và qua e-mail để thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; có thể in ra các sổ sách điện tử cho cá nhân học sinh và cho nhà trường;

d) Tổ chức công bố công khai trên website các thủ tục hành chính, đạt cấp độ 2 trở lên. Một số việc cụ thể cần làm:

- Đăng tải tất cả các mẫu đơn hành chính, mẫu đơn dịch vụ công (như đơn xin vào lớp đầu cấp, nếu có);

[...]