Kính gửi: Các
đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Triển khai thực hiện kết luận của Lãnh đạo Chính phủ,
Lãnh đạo Bộ Tài chính tại các hội nghị về cải cách hành chính (CCHC) được tổ chức
thời gian qua: Hội nghị công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục
hành chính (TTHC) APCI 2018 ngày 17/8/2018; Hội nghị trực tuyến toàn quốc về
nâng cao chất lượng giải quyết TTHC ngày 11/9/2018; Hội nghị đẩy mạnh công tác
CCHC và công bố Chỉ số CCHC năm 2017 của Bộ Tài chính ngày 12/9/2018; thực hiện
Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 03/7/2018 Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tiếp tục đẩy
mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC trong lĩnh vực tài chính;
khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế về CCHC, Lãnh đạo Tổng cục Hải quan
yêu cầu:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH CỦA NGÀNH HẢI QUAN
1. Quan điểm
CCHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thuộc trách
nhiệm của tất cả các đơn vị, cá nhân trong Ngành, được thực hiện thường xuyên,
liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, tiến hành động bộ trên các mặt: cải cách thể
chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính. Trong đó, trọng
tâm là cải cách thủ tục TTHC trong lĩnh vực hải quan; lấy người dân, doanh nghiệp
làm trung tâm phục vụ và bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan nhằm phấn
đấu đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu CCHC được Tổng cục Hải quan đề ra.
2. Mục tiêu
Phấn đấu đến hết năm 2019 rút ngắn thời gian thông
quan hàng hóa qua biên giới bằng hoặc vượt mức trung bình các nước ASEAN-4 và
hướng tới mục tiêu các nước OECD (phần thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan);
tạo thuận lợi thương mại và thủ tục hải quan; bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước
về hải quan.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC
ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
1. Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng
cục
- Rà soát toàn diện việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ CCHC, kiểm soát TTHC, trên cơ sở đó xác định và quy định rõ nhiệm vụ CCHC,
kiểm soát TTHC của đơn vị mình, chỉ rõ những khâu còn yếu, nguyên nhân, trách
nhiệm để từ đó có giải pháp cụ thể thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC
tại đơn vị (Hoàn thành trong tháng 10/2018).
- Đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật (QPPL) có chứa đựng quy định về TTHC:
+ Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động của TTHC
và tính toán chi phí tuân thủ TTHC trong dự thảo văn bản QPPL theo quy định của
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017),
Thông tư số 07/2014/TT-BTC ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh
giá tác động của TTHC và rà soát, đánh giá TTHC và Quy chế kiểm soát TTHC của
Ngành (Quyết định 1944/QĐ-TCHQ ngày 30/6/2014);
+ Thực hiện việc thống kê TTHC để trình Bộ công bố
ngay sau khi dự thảo văn bản QPPL chính thức được trình cấp có thẩm quyền xem
xét ban hành. Cách thức thống kê TTHC thực hiện theo quy định của Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017),
Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ và Quy chế
kiểm soát TTHC của Bộ Tài chính, của Ngành;
+ Chịu trách nhiệm chính theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện các TTHC hải quan thuộc lĩnh vực phụ trách. Thường xuyên thu
thập thông tin, rà soát, đánh giá, phát hiện những bất cập của quy định về TTHC
thuộc lĩnh vực phụ trách để chủ động đề xuất tháo gỡ vướng mắc, cắt giảm, đơn
giản hóa TTHC và các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan. Tiếp nhận, xử
lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về quy định
và việc thực hiện TTHC.
- Tập trung cải cách chế độ báo cáo, trước hết ưu
tiên khai thác thông tin trên các hệ thống sẵn có của Ngành để xây dựng báo
cáo, chỉ yêu cầu báo cáo khi cần thiết. Các báo cáo chuyên đề có thời hạn sát
hoặc gần sát với thời hạn báo cáo chung định kỳ của Tổng cục thì yêu cầu ghép
vào báo cáo chung định kỳ. Việc gửi, nhận báo cáo thực hiện tối đa theo phương
thức điện tử, hạn chế báo cáo giấy. Thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Bộ,
của Tổng cục.
- Các đơn vị đang theo dõi, triển khai thực hiện
các đề án, chương trình, kế hoạch, quy chế phối hợp hoặc được cấp có thẩm quyền
ban hành cần chủ động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện để bảo đảm
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu đề xuất Tổng cục các chương
trình, kế hoạch phối hợp mới để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành Hải
quan.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành
phố
- Triển khai toàn diện công tác CCHC, kiểm soát
TTHC tại đơn vị bảo đảm xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, sản phẩm đầu
ra cụ thể, phân công rõ ràng cho từng đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Tăng cường phát hiện, tổng hợp những bất cập, vướng
mắc của hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan nói chung, quy định
về TTHC trong lĩnh vực hải quan và có liên quan nói riêng, đề xuất giải pháp khắc
phục cụ thể, báo cáo kịp thời về Tổng cục;
- Chú trọng khâu tổ chức thực hiện pháp luật hải
quan và nâng cao chất lượng giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực hải quan, nhất là đối
với cấp Chi cục. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị thuộc và trực
thuộc Tổng cục
- Quán triệt đầy đủ nội dung Chỉ thị số 02/CT-BTC
ngày 03/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và nội dung Công văn này đến toàn thể
cán bộ, công chức, viên chức (Hoàn thành trong tháng 10/2018);
- Tăng cường chỉ đạo, điều hành, kiểm tra công tác
CCHC. Gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện
CCHC. Lấy kết quả, hiệu quả CCHC là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân, là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng;
- Phân công thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTC của Bộ
trưởng:
+ Về tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về
CCHC, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu (Mục 1 Chỉ thị số
02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Văn phòng Tổng cục.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Mục 2 Chỉ thị số
02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ
quan Tổng cục được giao nhiệm vụ là đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật.
Đơn vị đầu mối: Vụ Pháp chế.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), lấy người
dân doanh nghiệp làm trung tâm (Mục 3 Chỉ thị số 02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Văn phòng Tổng cục.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả (Mục 4 Chỉ thị số 02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Vụ Tổ chức cán bộ.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành
Hải quan đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ (Mục
5 Chỉ thị số 02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Vụ Tổ chức cán bộ.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về cải cách tài chính công theo hướng huy động
và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần bảo đảm an ninh tài chính (Mục 6 Chỉ thị số 02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Cục Tài vụ quản trị.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
+ Về chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 (Mục
7 Chỉ thị số 02/CT-BTC):
Phân công thực hiện: Tất cả các đơn vị trong ngành
Hải quan.
Đơn vị đầu mối: Cục Công nghệ thông tin và Thống kê
Hải quan.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Các Vụ, Cục, đơn vị còn lại theo chức năng,
nhiệm vụ quản lý, tham gia vào nhiệm vụ CCHC của Tổng cục theo Bảng phân
công đính kèm.
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khẩn trương thực
hiện chuyển giao nhiệm vụ CCHC; kiểm soát TTHC; việc cải thiện môi trường, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết số 19/NQ-CP); việc thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông từ các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục về Văn phòng Cục
làm đầu mối (theo Quyết định số 2698/QĐ-TCHQ ngày 13/9/2018). Bố trí ít nhất 01
cán bộ chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ này (lập danh sách gửi về Văn phòng
Tổng cục).
2. Văn phòng Tổng cục
- Chủ trì xây dựng Đề án Chỉ số theo dõi, đánh giá
chấm điểm CCHC của Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở đó, trình Tổng cục ban hành bộ
Chỉ số CCHC ngành Hải quan trong quý IV/2018 và triển khai áp dụng từ năm 2019;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, báo cáo
việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, kiểm soát TTHC trong toàn Ngành.
Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Bộ Tài chính (để phối hợp);
- Lãnh đạo Tổng cục (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, VP.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái
|
BẢNG
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm
theo Công văn số 5849/TCHQ-VP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
STT
|
Nhiệm vụ CCHC
|
Phân công phụ
trách
|
1
|
Chỉ đạo điều hành CCHC
|
Văn phòng
|
1.1
|
Tổ chức chỉ đạo, điều hành
|
Văn phòng
|
1.1.1
|
Ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành CCHC
|
Văn phòng
|
1.1.2
|
Công tác thi đua, khen thưởng gắn với thực hiện
nhiệm vụ CCHC
|
Vụ TCCB
|
1.1.3
|
Sáng kiến CCHC
|
Tất cả các đơn vị
|
1.2
|
Kiểm tra công tác CCHC
|
Các đơn vị đầu mối
CCHC
|
1.3
|
Công tác tuyên truyền CCHC
|
Tất cả các đơn vị
(trọng tâm là Báo HQ, Website HQ, Văn phòng (Bộ phận Báo chí tuyên truyền)
|
2
|
Cải cách thể chế
|
Vụ Pháp chế
|
2.1
|
Công tác xây dựng pháp luật
|
Vụ Pháp chế
|
2.2
|
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển,
hợp nhất văn bản QPPL
|
Vụ Pháp chế
|
2.3
|
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực
|
|
2.3.1
|
Thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020
(gồm cả Chỉ số Ngành; khảo sát DN; đánh giá mức độ hài lòng; quan hệ đối tác)
|
Ban CCHĐH
|
2.3.2
|
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật (gồm cả đối thoại doanh nghiệp)
|
Vụ Pháp chế
|
2.3.3
|
Công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính
sách, pháp luật hải quan
|
|
2.3.3.1
|
Công tác thanh tra, kiểm tra
|
Vụ Thanh tra kiểm
tra
|
2.3.3.2
|
Công tác kiểm tra sau thông quan
|
Cục KTSTQ
|
2.3.3.3
|
Công tác điều tra chống buôn lậu
|
Cục ĐTCBL
|
2.4
|
Công tác đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện cam
kết, điều ước quốc tế về hải quan; nội luật hóa lĩnh vực hải quan
|
Vụ HTQT
|
3
|
Cải cách TTHC
|
Văn phòng
|
3.1
|
Cải cách TTHC giữa cơ quan Hải quan với cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp
|
Tất cả các đơn vị
nghiệp vụ (trọng tâm là Cục GSQL, Cục TXNK, Cục CNTT&TKHQ, Cục KTSTQ, Cục
QLRR, Cục KĐHQ)
|
3.2
|
Cải cách TTHC giữa TCHQ với các cơ quan hành
chính có liên quan và trong nội bộ ngành Hải quan
|
Văn phòng
|
3.2.1
|
Công tác kiểm tra chuyên ngành
|
Cục GSQL
|
3.2.2
|
Công tác kiểm định hải quan
|
Cục KĐHQ
|
3.2.3
|
Công tác phối hợp dự toán, thu, nộp, quyết toán
TXNK
|
Cục TXNK
|
3.2.4
|
Công tác phối hợp trong điều tra chống buôn lậu
|
Cục ĐTCBL
|
3.2.5
|
Cải cách TTHC trong nội bộ ngành Hải quan
|
Văn phòng
|
3.3
|
Kiểm soát TTHC (TTHC giữa cơ quan HQ và cá nhân,
tổ chức, DN)
|
Văn phòng
|
3.3.1
|
Đánh giá tác động của TTHC và tính toán chi phí
tuân thủ TTHC trong dự thảo văn bản QPPL hải quan
|
- Đơn vị chủ trì
soạn thảo văn bản thực hiện đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ
TTHC;
- Văn phòng cho ý
kiến.
|
3.3.2
|
Thống kê, trình Bộ công bố TTHC và triển khai hướng
dẫn công khai TTHC hải quan đã được Bộ công bố
|
- Đơn vị chủ trì
soạn thảo văn bản thống kê, trình Bộ quyết định công bố và hướng dẫn các đơn
vị trong Ngành công khai TTHC đã được công bố;
- Văn phòng cho ý
kiến.
|
3.3.3
|
Kiểm soát việc thực hiện TTHC
|
Các đơn vị phụ
trách TTHC giữa cơ quan Hải quan và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
|
3.3.4
|
Rà soát, đánh giá TTHC
|
Các đơn vị phụ
trách TTHC giữa cơ quan Hải quan và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
|
3.3.5
|
Xử lý, phản ánh kiến nghị về TTHC
|
Các đơn vị phụ
trách TTHC giữa cơ quan Hải quan và cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
|
4
|
Cải cách tổ chức bộ máy
|
Vụ TCCB
|
4.1
|
Xây dựng đề án vị trí việc làm
|
Ban CCHĐH
|
4.2
|
Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ
cấu tổ chức, biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc
|
Vụ TCCB
|
4.3
|
Thực hiện phân cấp quản lý
|
Vụ TCCB
|
5
|
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
|
Vụ TCCB
|
5.1
|
Thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức; kế
hoạch luân phiên, luân chuyển cán bộ, công chức
|
Vụ TCCB
|
5.2
|
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng công chức
|
Vụ TCCB và Trường
HQVN
|
5.3
|
Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành
chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức
|
Vụ TCCB
|
6
|
Cải cách tài chính công
|
Cục TVQT
|
6.1
|
Thu ngân sách nhà nước
|
Cục TXNK
|
6.2
|
Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
|
Cục TVQT
|
6.3
|
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối
với TCHQ giai đoạn 2016 - 2020
|
Cục TVQT
|
7
|
Hiện đại hóa hành chính
|
Cục
CNTT&TKHQ
|
7.1
|
Ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý điều hành
nội bộ ngành
|
Cục CNTT&TKHQ
Văn phòng
|
7.2
|
Ứng dụng CNTT để cung cấp dịch vụ công trực tuyến
và phục vụ người dân, DN
|
Cục CNTT&TKHQ
|
7.3
|
Triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia và một
cửa ASEAN
|
Cục CNTT&TKHQ
|
7.4
|
Triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS
|
Cục CNTT&TKHQ
|
7.5
|
Ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
|
Cục CNTT&TKHQ
|
7.6
|
Triển khai cổng thanh toán điện tử
|
Cục TXNK
|
7.7
|
Đầu tư trụ sở, trang thiết bị cho các đơn vị
trong Ngành
|
Cục TVQT
|
7.8
|
Áp dụng ISO trong hoạt động của đơn vị
|
Văn phòng
|