BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
--------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số: 5705-CV/UBKTTW
V/v tổng kết Quy định 30 thi hành
Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2020
|
Kính
gửi: Ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực
thuộc Trung ương.
Thực hiện Quy chế làm việc khóa XII
và Chương trình công tác năm 2020; nhằm chuẩn bị tham mưu, giúp Ban Chấp hành
Trung ương xây dựng quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng nhiệm
kỳ Đại hội XIII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị ban thường vụ các tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết và xây dựng Báo cáo việc
thực hiện Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương thi
hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật của Đảng (theo Đề cương
gửi kèm) và gửi về Ủy ban Kiểm tra Trung ương trước
ngày 20/9/2020 để tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.
Nơi nhận:
- Như trên,
- Đồng chí Chủ nhiệm (để báo cáo),
- Các đồng chí Thành viên Ủy ban,
- Các đồng chí Thư ký Chủ nhiệm,
- Các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan,
- Lưu: VT, LT-CNTT, Vụ NC (5b).
|
T/M
ỦY BAN KIỂM TRA
PHÓ CHỦ NHIỆM THƯỜNG TRỰC
Bùi Thị Minh Hoài
|
TÊN ĐƠN VỊ BÁO
CÁO
*
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
|
……., ngày tháng năm 2020
|
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO
tổng
kết việc thực hiện Quy định 30 và xây dựng Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và
Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa XIII
(Kèm theo Công văn số
5705-CV/UBKTTW, ngày 13/5/2020 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương)
PHẦN
THỨ NHẤT
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Khái quát những thuận lợi cơ bản, tác
động trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện.
2. Khó khăn
Khái quát những khó khăn cơ bản, ảnh
hưởng trực tiếp đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
II. KẾT
QUẢ VÀ ƯU ĐIỂM
1. Tổ chức học tập, nghiên cứu,
quán triệt
- Báo cáo kết quả việc học tập, triển
khai Quy định 30 tại đảng bộ (nêu rõ việc xây dựng kế hoạch
triển khai; số hội nghị học tập, quán
triệt; hình thức, thành phần học tập, quán triệt; số người dự).
- Đánh giá ý nghĩa, tác dụng, sự thay
đổi về nhận thức và hành động của các tổ chức đảng, đảng viên sau khi được quán
triệt.
2. Kết quả thực hiện
2.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo, hướng
dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra
- Số lượng văn bản, tên văn bản và tiến
độ đã ban hành.
- Đánh giá tính phù hợp, đồng bộ, hiệu
quả của các văn bản đã ban hành.
2.2. Về tổ chức thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp
a. Về thực hiện công tác kiểm tra
- Số đảng viên và số tổ chức đảng được
kiểm tra. Qua kiểm tra, phát hiện số đảng viên và số tổ chức đảng có khuyết điểm,
vi phạm. Trong đó, số đảng viên và số tổ chức đảng phải thi hành kỷ luật; số đảng
viên và số tổ chức đảng vi phạm đã thi hành kỷ luật. Nội dung vi phạm kỷ luật
chủ yếu.
- Các lĩnh vực, nội dung đã tập trung
kiểm tra.
b. Về thực hiện công tác giám sát
- Giám sát thường xuyên: Nêu rõ hình
thức giám sát thường xuyên.
- Giám sát chuyên đề: Số cuộc, số đảng
viên và số tổ chức đảng được giám sát.
- Qua giám sát, đã phát hiện số đảng
viên, tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm; chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm.
- Việc sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm
sau giám sát.
c. Chỉ đạo kiện toàn Ủy ban kiểm
tra, cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp
- Số cán bộ làm công tác kiểm tra
trong đảng bộ (chuyên trách, kiêm nhiệm); số chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên Ủy
ban kiểm tra được kiện toàn ở các cấp thuộc tổ chức đảng.
- Việc thực hiện các quy định của Ban
Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh,
cấp huyện.
- Việc lãnh đạo thực hiện công tác
quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nhân sự Ủy ban kiểm tra; việc luân chuyển cán
bộ kiểm tra sang các ngành, các cấp và ngược lại.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu về
cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cán bộ kiểm tra ở cơ sở.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho cán bộ kiểm tra (nêu rõ số lớp, số học
viên...).
2.3. Công tác kiểm tra, giám
sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy
- Việc phối hợp giữa các ban của cấp ủy
với Ủy ban kiểm tra trong tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch
kiểm tra, giám sát hằng năm.
- Việc tham gia các cuộc kiểm tra,
giám sát của cấp ủy hoặc giúp cấp ủy thực hiện việc kiểm tra, giám sát; giúp cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy theo dõi, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát; tham gia ý kiến và giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết
luận các nội dung kiểm tra, giám sát thuộc lĩnh vực được giao.
- Việc phân công đồng chí lãnh đạo
ban phụ trách, chuyên viên theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện giám sát thường
xuyên.
- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch
kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Việc chủ động tổ chức kiểm
tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.
- Số vụ việc có dấu hiệu vi phạm đã
chuyển cho Ủy ban kiểm tra kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
2.4. Về lãnh đạo công tác kiểm
tra của ban cán sự đảng, đảng đoàn
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo về
công tác kiểm tra; phân công các thành viên trong ban cán sự đảng, đảng đoàn chỉ
đạo công tác kiểm tra; thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn trực tiếp chỉ đạo
công tác kiểm tra; phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, đoàn thể
chính trị - xã hội có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Nội dung lãnh đạo công tác kiểm
tra; việc kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
và công tác xây dựng Đảng.
2.5. Công tác kiểm tra, giám
sát của Ủy ban kiểm tra các cấp
a. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm
- Số cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi
phạm đối với số đảng viên; số kết luận có vi phạm, số phải thi hành kỷ luật và
số đã thi hành kỷ luật.
- Số cuộc và số tổ chức đảng đã kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm; số kết luận có vi phạm, số phải thi hành kỷ luật
và số đã thi hành kỷ luật.
b. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng
Số cuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra, giám sát; số cuộc kiểm tra việc thi hành kỷ luật. Qua kiểm tra có
tồn tại, hạn chế gì trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
c. Giám sát đảng viên và tổ chức đảng
- Giám sát thường xuyên: Nêu rõ hình
thức giám sát.
- Giám sát chuyên đề: số đảng viên, tổ
chức đảng được giám sát; phát hiện số có dấu hiệu vi phạm; đã chuyển sang kiểm
tra khi có dấu hiệu vi phạm.
d. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên
Đã giải quyết tố cáo đối với số lượt đảng
viên và số lượt tổ chức đảng; số đã giải quyết xong; đã kết luận có vi phạm; phải
thi hành kỷ luật; đã thi hành kỷ luật.
đ. Kiểm tra tài chính đảng
- Số tổ chức đảng được kiểm tra; nội
dung tập trung kiểm tra. Qua kiểm tra, đề nghị xuất toán,
thu hồi số tiền; hạch toán lại số tiền và giao cho đơn vị xử lý số tiền. Đã thi
hành kỷ luật số đảng viên vi phạm.
- Số tổ chức đảng được kiểm tra việc
thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí; đề nghị xuất toán, thu hồi số tiền; hạch
toán lại số tiền; giao đơn vị xử lý số tiền; phát hiện số đảng viên vi phạm, số
phải thi hành kỷ luật.
2.6. Thi hành kỷ luật và giải
quyết khiếu nại kỷ luật đảng của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ
a. Về thi hành kỷ luật đảng
Số đảng viên vi phạm bị kỷ luật,
trong đó nêu cụ thể số đảng viên bị kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh
cáo, cách chức, khai trừ. Số đảng viên do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp
và đảng ủy cơ sở quyết định kỷ luật; Ủy ban kiểm tra các cấp quyết định kỷ luật
số đảng viên; chi bộ quyết định kỷ luật số đảng viên. Trong số đảng viên bị kỷ
luật, có số đảng viên là cấp ủy viên các cấp; chuyển cơ quan nhà nước xử lý bằng
pháp luật số đảng viên vi phạm.
Đã thi hành kỷ luật số tổ chức đảng
vi phạm, trong đó số kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, giải
tán. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh và tương đương quyết định kỷ luật số tổ
chức đảng; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy huyện và tương đương quyết định kỷ luật
số tổ chức đảng; đảng ủy cơ sở quyết định kỷ luật số tổ chức đảng.
b. Về giải quyết khiếu nại kỷ luật
đảng
- Các tổ chức đảng có thẩm quyền đã
giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với số đảng viên và số tổ chức đảng. Trong đó:
cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp và đảng ủy cơ sở giải quyết khiếu nại đối
với số đảng viên và số tổ chức đảng; Ủy ban kiểm tra cấp tỉnh và cấp huyện giải
quyết khiếu nại đối với số đảng viên. Qua giải quyết, đã quyết định giữ nguyên
hình thức kỷ luật đối với số đảng viên và đối với số tổ chức đảng; quyết định
thay đổi hình thức kỷ luật đối với số đảng viên (tăng hình thức kỷ luật số đảng
viên; giảm hình thức kỷ luật số đảng viên; xoá kỷ luật đối với số đảng viên), tổ
chức đảng và quyết định xóa hình thức kỷ luật đối với số tổ chức đảng.
2.7. Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra thực
hiện đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên và
quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và Ủy
ban kiểm tra cấp có thẩm quyền đã thực hiện đình chỉ sinh hoạt đảng số đảng
viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của số cấp ủy viên; quyết định cho số đảng viên
trở lại sinh hoạt đảng, số cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy.
(Từ mục 2.2 đến mục 2.7, sau mỗi
phần kết quả có nhận xét, đánh giá về ưu điểm, tồn tại hạn chế).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM
1. Đánh giá chung
1.1. Khái quát kết quả, ưu điểm và nguyên nhân (nêu rõ nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan).
1.2. Hạn chế, khuyết điểm và
nguyên nhân (nêu rõ tồn tại, hạn chế theo nhóm các nội dung trong mục II - nêu
rõ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế,
khuyết điểm).
1.3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
2. Bài học kinh nghiệm
PHẦN
THỨ HAI
ĐỀ
XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH 30
Ý kiến góp ý chung, đề xuất, kiến nghị
cụ thể cần nêu rõ căn cứ lý luận và thực tiễn đối với mỗi nội dung và được
trình bày theo Điều, Khoản, Điểm, Tiết,... trong Quy định 30 và hướng sửa như
thế nào. Gợi ý cụ thể như sau:
1. Điều 30
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Tập trung góp ý có nên quy định chung
về thẩm quyền, trách nhiệm của chủ thể và đối tượng kiểm tra thành một mục
riêng không.
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ việc
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra của các chủ thể: Cấp ủy; cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; Ủy ban kiểm tra. Từ
đó, góp ý hoàn thiện trách nhiệm, thẩm quyền; cách thức thực hiện trách nhiệm,
thẩm quyền của các chủ thể trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
- Tập trung góp ý, làm rõ sự cần thiết
và khi nào thì cấp ủy trực tiếp thực hiện giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại
kỷ luật đảng và tiến hành các nhiệm vụ kiểm tra (Tiết 2.2.2, Điểm 2.2, Khoản
2); làm rõ vai trò của các cơ quan tham mưu giúp việc khi cấp ủy trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ trên.
2. Điều 31
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Tập trung góp ý về cơ cấu, số lượng
ủy viên UBKT các cấp; số lượng chuyên trách, số lượng kiêm nhiệm, về tổ chức,
hoạt động ủy viên Ủy ban kiểm tra trong điều kiện thực hiện giảm khoảng 5% số
lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa đã được Trung ương xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 6, 7 khóa XII và Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại
hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Góp ý việc bổ sung nội dung về chỉ
đạo của Ủy ban kiểm tra cấp trên đối với Ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng (theo Quy định 195-QĐ/TW, ngày 18/6/2019 của
Ban Bí thư).
3. Điều 32
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Góp ý về mức độ,
liều lượng, phạm vi khi thực hiện việc nắm tình hình để xác định dấu hiệu vi phạm của tổ chức
đảng, đảng viên (Điểm 1.2, Khoản 1 và Tiết 2.1.2, Điểm 2.1, Khoản 2).
- Góp ý, rà soát
nội dung giải quyết tố cáo và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng của đảng
viên và tổ chức đảng theo hướng tiếp thu nội dung quy định mới trong Luật Tố
cáo năm 2018 (Điểm 5.1 và 5.2, Khoản 5). Tập trung góp ý vào hình thức tố cáo,
phạm vi giải quyết, quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư; quy trình giải quyết
khiếu nại, giải quyết tố cáo.
4. Điều 33
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Góp ý về việc giữ nguyên hay nên
cân nhắc, gộp Điều 33 vào Điều 31 hoặc một Điều có cùng nội dung quy định liên
quan đến Ủy ban kiểm tra.
5. Điều 35
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Góp ý, khái quát hóa một cách đầy đủ,
cụ thể, tập trung một số nguyên tắc về thi hành kỷ luật Đảng.
6. Điều 36, 37
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Tập trung góp ý cách trình bày về
thẩm quyền kỷ luật, chú trọng góp ý đối với việc kỷ luật đảng viên giữ nhiều chức
vụ trong Đảng theo nguyên tắc làm rõ về thẩm quyền, tránh trùng chéo; làm rõ mối
liên hệ giữa kỷ luật đảng viên đối với chức vụ thấp, chức vụ có trước với chức
vụ cao, chức vụ có sau, nhất là đối với hình thức kỷ luật cách chức...
7. Điều 38, 39
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn
đạt các nội dung.
- Tập trung góp ý, làm rõ nguyên tắc
chung, cách thức trong thi hành kỷ luật Đảng; góp ý về quy trình chung khi thi
hành kỷ luật.
- Góp ý làm rõ cách tính thời điểm nhận
được quyết định kỷ luật của tổ chức đảng, đảng viên; làm rõ thời điểm, chủ thể
nhận khiếu nại kỷ luật.
8. Điều 40
- Rà soát, góp ý cách trình bày và diễn đạt các nội dung.
- Góp ý làm rõ nguyên tắc và thẩm quyền
đình chỉ sinh hoạt, hoạt động của đảng viên, tổ chức đảng. Trong đó, làm rõ
nguyên tắc đối với đảng viên giữ nhiều chức vụ, đảng viên là cán bộ thuộc quản
lý của tổ chức đảng cấp trên.
- Góp ý làm rõ cơ chế phối hợp, thông
tin của các cơ quan pháp luật đối với tổ chức đảng có thẩm quyền khi có quyết định
khởi tố bị can, tạm giam, truy tố, không truy tố, thay đổi biện pháp ngăn chặn...