Công văn 548/UBND-VX năm 2022 hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 548/UBND-VX
Ngày ban hành 22/02/2022
Ngày có hiệu lực 22/02/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Dương Anh Đức
Lĩnh vực Giáo dục,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 548/UBND-VX
V/v hướng dẫn kiểm soát dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 02 năm 2022

 

Kính gửi:

- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Sở Y tế;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Căn cứ Công văn số 796/BYT-MT ngày 21 tháng 02 năm 2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp; xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 473/TTr-SGDĐT ngày 22 tháng 02 năm 2022 về ban hành quy trình xử lý F0 trong trường học,

Nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, vừa đảm bảo môi trường an toàn trong cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập trực tiếp tại cơ sở giáo dục, Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:

Tất cả các cơ sở giáo dục, các cá nhân, đơn vị có liên quan đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục (đính kèm); không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

Việc tổ chức học bán trú của học sinh trong giai đoạn hiện nay phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế và ngành giáo dục và đào tạo, trong đó cần lưu ý bảo đảm theo nguyên tắc: hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp; ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân; tăng cường vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận, huyện triển khai hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện và tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm, xử lý các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19, bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Y tế;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TTTU;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: CPVP;
- Các phòng NCTH;
- Lưu: VT, (VX-VN)
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

QUY TRÌNH

KIỂM SOÁT DỊCH COVID-19 TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Công văn số 548/UBND-VX ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

1. Định nghĩa ca bệnh COVID-19 (F0) và người tiếp xúc gần (F1)(1):

a) Ca bệnh COVID-19 (F0)

(1) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (RT-PCR).

(2) Đối với các trường hợp có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được xác định là ca bệnh (F0) khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:

- Là người tiếp xúc gần (F1).

- Là người có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 02 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Lưu ý: Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế/nhân viên phụ trách y tế trường học thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế/ nhân viên phụ trách y tế trường học bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

b) Người tiếp xúc gần (F1):

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

- Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: do trẻ chưa có ý thức tuân thủ 5K, khả năng tiếp xúc giữa các trẻ khi học tập, vui chơi tại lớp rất lớn, do đó nếu có 01 ca xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính thì toàn bộ học sinh trong cùng lớp được xác định là F1.

2. Quy trình xử lý khi phát hiện học sinh có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở giáo dục

Khi phát hiện học sinh có ít nhất 02 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp; cơ sở giáo dục khẩn trương triển khai các bước như sau:

Đánh giá tình trạng sức khỏe của học sinh:

[...]