Công văn 543/TB-BLĐTBXH thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2007 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 543/TB-BLĐTBXH
Ngày ban hành 21/02/2008
Ngày có hiệu lực 21/02/2008
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Huỳnh Thị Nhân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 543/TB-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM 2007

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa phương tình hình tai nạn lao động trong năm 2007 và một số giải pháp chủ yếu nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong năm 2008 như sau:

A. TÌNH HÌNH CHUNG

I. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)

Theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố, tình hình tai nạn lao động trong năm 2007 như sau:

- Tổng số vụ tai nan lao động: 5.951 vụ, trong đó có 505 vụ tai nạn lao động chết người, 78 vụ có từ 2 người bị nạn trở lên, đặc biệt là vụ sập 2 nhịp dẫn cầu Cầu Thơ ngày 26/9/2007 làm chết 53 người, bị thương 80 người và vụ sạt lở núi đá tại mỏ đá D3 công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) ngày 15/12/2007 làm chết 18 người;

- Tổng số người bị nạn: 6.337 người, trong đó có 621 người chết và 2.553 người bị thương nặng.

II. Tình hình TNLĐ ở các địa phương

1. Mười địa phương xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người trong năm 2007

TP. Hồ Chí Minh có 117 người chết, 622 người bị thương nặng trong tổng số 666 vụ tai nạn lao động;

Vĩnh Long có 57 người chết, 83 người bị thương nặng trong tổng số 5 vụ tai nạn lao động;

Quảng Ninh có 42 người chết, 147 người bị thương nặng trong tổng số 400 vụ tai nạn lao động;

Đồng Nai có 23 người chết, 104 người bị thương nặng trong tổng số 1117 vụ tai nạn lao động;

Bình Dương có 23 người chết, 49 người bị thương nặng trong tổng số 653 vụ tai nạn lao động;

Nghệ An có 22 người chết, 43 người bị thương nặng trong tổng số 63 vụ tai nạn lao động;

Long An có 20 người chết, 20 người bị thương nặng trong tổng số 35 vụ tai nạn lao động;

TP. Hải Phòng có 19 người chết, 14 người bị thương nặng trong tổng số 89 vụ tai nạn lao động;

TP. Hà Nội có 17 người chết, 45 người bị thương nặng trong tổng số 183 vụ tai nạn lao động;

TP. Đà Nẵng có 17 người chết, 6 người bị thương nặng trong tổng số 36 vụ tai nạn lao động;

2. Một số địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người tăng cao so với năm 2006 là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Long An, Nghệ An.

B. PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tình hình khai báo, điều tra các vụ tai nạn lao động hiện nay vẫn chậm so với quy định. Theo báo cáo của 64 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì năm 2007 toàn quốc xảy ra 505 vụ tai nạn lao động chết người làm 621 người chết, nhưng đến 25 tháng 01 năm 2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 240 biên bản điều tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người làm 265 người chết và 48 người bị thương nặng. Phân tích từ 240 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, có một số đánh giá như sau:

I. Những Bộ, ngành xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người

- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương chiếm 19,8% tổng số vụ và 15,36% tổng số người chết;

- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng chiếm 9% tổng số vụ và 12,29% tổng số người chết;

- Các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải chiếm 4,5% tổng số vụ và 21,18% tổng số người chết;

- Các doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài) chiếm 57,66% tổng số vụ và 45.05% tổng số người chết;

[...]