Công văn 512/TT-QLCL năm 2014 thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP do Cục Trồng trọt ban hành

Số hiệu 512/TT-QLCL
Ngày ban hành 31/03/2014
Ngày có hiệu lực 31/03/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục trồng trọt
Người ký Phạm Đồng Quảng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 512/TT-QLCL
V/v thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2014

 

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố;
- Các Tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón.

Ngày 27/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón (Nghị định số 202/2013/NĐ-CP), Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/02/2014.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP “Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác”.

Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón hữu cơ, phân bón khác; Thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể một số Điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP; căn cứ công văn số 2114/BCT-HC ngày 19/3/2014 của Bộ Công Thương, Cục Trồng trọt hướng dẫn tạm thời hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phân bón hữu cơ, phân bón khác như sau:

1. Loại phân bón, chỉ tiêu phân bón phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được quy định tại Phụ lục 1 gửi kèm theo công văn này.

2. Chỉ tiêu định lượng bắt buộc trong phân bón phục vụ cho hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy được quy định tại Phụ lục 2 gửi kèm theo công văn này.

3. Phương thức đánh giá hợp quy

- Đối với phân bón sản xuất trong nước: Phương thức 5 được quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy (Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).

- Đối với phân bón nhập khẩu: Phương thức 7 được quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT

4. Căn cứ chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

Phụ lục 1 và Phụ lục 2 tại công văn số 2114/BCT-HC ngày 19/3/2014 của Bộ Công thương về việc triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

5. Giấy chứng nhận hợp quy bổ sung nội dung: Phương thức chứng nhận hợp quy, hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy.

6. Việc công bố hợp quy, tiếp nhận công bố hợp quy thực hiện theo quy định của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.

7. Hoạt động lấy mẫu phân bón thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Chương III Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

8. Hoạt động thử nghiệm thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Chương III Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

9. Danh sách các tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón hữu cơ, phân bón khác chi tiết tại Phụ lục 3 gửi kèm theo công văn này.

Cục Trồng trọt thông báo để các đơn vị được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Lê Quốc Doanh (để b/c);
- Cục Hóa chất - BCT;
- Tổng cục Hải quan (để phối hợp);
- Lưu: VT, QLCL.

PHÓ CỤC TRƯỞNG
PHỤ TRÁCH CỤC




Phạm Đồng Quảng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN KHÁC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY
(Kèm theo công văn số 512/TT-QLCL ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Cục Trồng trọt)

STT

LOẠI PHÂN BÓN

CHỈ TIÊU PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY

1

Phân hữu cơ

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Hàm lượng Nts

- Ẩm độ đối với dạng bột

- pH H2O, tỷ trọng đối với phân bón dạng lỏng

2

Phân hữu cơ sinh học

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Hàm lượng Nts

- Hàm lượng axít Humíc đối với phân bón sản xuất từ nguồn than bùn

- Các chất sinh học đối với phân bón sản xuất từ các nguồn hữu cơ khác ngoài than bùn

- Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

- pH H2O, tỷ trọng đối với phân bón dạng lỏng

3

Phân hữu cơ khoáng

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Ẩm độ đối với phân bón thể rắn

Tổng hàm lượng: Nts + P2O5hh +  K2Oht; Nts+P2O5hh; Nts + K2Oht; P2O5hh + K2Oht

4

Phân hữu cơ vi sinh

- Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích đăng ký

5

Phân vi sinh vật

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích đăng ký

6

Phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng

- Hàm lượng mỗi chất điều tiết sinh trưởng đăng ký

- Tổng hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng đăng ký

7

Các loại phân bón: Hữu cơ; Hữu cơ khoáng; Hữu cơ vi sinh; Hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.

- Asen (As),

- Cadimi (Cd),

- Chì (Pb),

- Thuỷ ngân (Hg),

- Mật độ Salmonella,

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC TRONG PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN KHÁC
(Kèm theo công văn số 512/TT-QLCL ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Cục Trồng trọt)

STT

Chỉ tiêu

Định lượng bắt buộc

1

Phân hữu cơ khoáng

 

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

Không thấp hơn 15%

 

- Ẩm độ: đối với phân bón dạng bột

Không vượt quá 25%

 

- Tổng hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh; Nts + P2O5hh; Nts + K2Ohh; P2O5hh + K2Ohh;

Không thấp hơn 8%

2

Phân hữu cơ

 

 

- Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

Không vượt quá 25%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

Không thấp hơn 22%

 

- Hàm lượng đạm tổng số (Nts)

Không thấp hơn 2,5%

 

- pHH2O (đối với phân hữu cơ bón qua lá)

Trong khoảng từ 5 -7

3

Phân hữu cơ sinh học

 

 

- Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

Không vượt quá 25%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

Không thấp hơn 22%

 

- Hàm lượng Nts

Không thấp hơn 2,5%

 

- Hàm lượng axit Humic (đối với phân chế biến từ than bùn)

- Tổng hàm lượng các chất sinh học (đối với phân chế biến từ nguồn hữu cơ khác)

Không thấp hơn 2,5%

Không thấp hơn 2,0%

 

- pHH2O (đối với phân hữu cơ sinh học bón qua lá)

Trong khoảng từ 5-7

4

Phân hữu cơ vi sinh

 

 

- Ẩm độ đối với phân bón dạng bột

Không vượt quá 30%

 

- Hàm lượng hữu cơ tổng số

Không thấp hơn 15%

 

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

Không thấp hơn 1 x 106 CFU/g (ml)

5

Phân vi sinh vật

- Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích

Không thấp hơn 1 x 108 CFU/g (ml)

6

Phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng

- Tổng hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng

Không vượt quá 0,5%

7

Phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, từ phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi; phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ

 

 

- Hàm lượng Asen (As)

Không vượt quá 3,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Cadimi (Cd)

Không vượt quá 2,5 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Chì (Pb)

Không vượt quá 300,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Hàm lượng Thủy ngân (Hg)

Không vượt quá 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm

 

- Mật độ Vi khuẩn Salmonella

Không phát hiện trong 25g hoặc 25 ml mẫu kiểm tra (CFU)

 

[...]