Công văn 478/QLCL-CL1 năm 2014 về Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

Số hiệu 478/QLCL-CL1
Ngày ban hành 25/03/2014
Ngày có hiệu lực 25/03/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
Người ký Trần Bích Nga
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 478/QLCL-CL1
V/v Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra Oxytetracycline đối với 100% lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản;
- Các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ.

Theo thông báo của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (đăng tải trên website bản cập nhật ngày 14/03/2014), do tiếp tục phát hiện lô hàng vi phạm, Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra đối với 100% lô hàng tôm nuôi và sản phẩm chế biến từ tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Oxytetracycline với mức giới hạn phát hiện (MRL) được áp dụng là 0,2 ppm (tương đương với MRL của Oxytetracycline trong cá). Nếu tình hình không được cải thiện, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn kể cả việc tạm đình chỉ nhập khu.

Đ kiểm soát chặt chẽ dư lượng Oxytetracycline đối với lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản, tránh khả năng Nhật Bản áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, tiếp theo Công văn s 401/QLCL-CL1 ngày 14/03/2014, Cục thông báo và yêu cầu các đơn vị như sau:

1. Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản:

- Phổ biến tới các hộ nuôi, đại lý cung cấp tôm nguyên liệu thông tin về chế độ kiểm tra tăng cường của Nhật Bản và tác hại của việc lạm dụng Oxytetracycline; Yêu cầu hộ nuôi cam kết sử dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình nuôi tôm theo đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc biệt tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu ý: Theo quy định của Việt Nam và EU, Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng với MRL là 0,1 ppm; Nhật Bản đang áp dụng MRL là 0,2 ppm.

- Nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào kế hoạch HACCP việc nhận diện và kiểm soát chặt chẽ mối nguy Oxytetracycline trong sản xut sản phm tôm nuôi xuất khẩu vào Nhật Bản; chỉ mua tôm nguyên liệu có xuất xứ từ vùng nuôi có kết quả giám sát dư lượng đạt yêu cầu theo thông báo hàng tháng của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Chủ động ly mẫu nguyên liệu/thành phm để phân tích chỉ tiêu Oxytetracycline nhằm thm tra cam kết của người nuôi vviệc sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi.

2. Các Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Nam bộ:

- Phổ biến nội dung Công văn này tới các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản tại địa bàn phụ trách;

- Tăng cường giám sát hoạt động kiểm soát Oxytetracycline trong sản xuất tôm nuôi xuất khẩu vào Nhật Bản của các cơ sở thông qua hoạt động kiểm tra định kỳ điều kiện bảo đảm an toàn thực phm tại cơ sở.

Yêu cầu các đơn vị lưu ý thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (đ báo cáo);
- Tổng cục Thủy sản;
- Cục Thú y;
- Báo Nông nghiệp Việt Nam;
- VASEP;
-
Các TTV 1, 2, 3, 4, 5, 6;
- Lưu: VT, CL1.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga