Công văn 4711/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ

Số hiệu 4711/TCHQ-GSQL
Ngày ban hành 25/10/2001
Ngày có hiệu lực 25/10/2001
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Đức Kiên
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4711/TCHQ-GSQL

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2001

 

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 4711/TCHQ-GSQL NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 980/2001/QĐ-TCHQ

Kính gửi: - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Ngày 10/10/2001 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 980/2001/QĐ-TCHQ quy định tạm thời về quy trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức, bố trí nhân lực để triển khai thực hiện thí điểm các Điều 28, 29, 30 và 32 của Luật Hải quan tại Hải quan Cảng Sài Gòn KVI thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Hải quan Cảng Hải phòng KVI, KVII thuộc Cục hải quan TP Hải Phòng.

Mục đích của việc thí điểm này nhằm cụ thể hoá một số quy định của Luật vào thực tiễn xem có phù hợp hay không, đồng thời đánh giá khả năng thích ứng, vận hành của cơ quan hải quan khi thực hiện Luật Hải quan.

Vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm, những vấn đề chưa hợp lý sẽ được tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật Hải quan và trong phạm vi thẩm quyền của Tổng cục Hải quan. Theo dõi tình hình một tuần thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung một số điểm như sau:

1. Quyết định số 980/2001/QĐ-TCHQ ngày 10/10/2001 chỉ áp dụng tại hải quan Cảng Sài Gòn KVI thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh và Hải quan Cảng Hải Phòng KVI, KVII thuộc Cục Hải quan Hải Phòng. Vì vậy để hiểu thống nhất phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 980/2001/QĐ-TCHQ, nay bỏ đoạn "và thuộc hải quan các tỉnh, thành phố khác" tại đoạn mở đầu phần IV.

Do có sự liên quan giữa Hải quan các cảng với nhau; để khuyến khích, phát triển mạnh xuất khẩu theo tinh thần Quyết định 908/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và văn bản 4070/VPCP-KTTH ngày 4/9/2001 của Chính phủ nên quy định tại phần IV được áp dụng cả với Hải quan các cảng Khu vực II, khu vực III, khu vực IV, sân bay Tân Sơn Nhất thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh.

2. Điều chỉnh, bổ sung quy định tại phần IV đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu để xuất khẩu qua các cảng nêu tại Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ như sau:

- Đối với hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc địa bàn quản lý của Hải quan TP Hải Phòng và hải quan TP Hồ Chí Minh thì Hải quan khu công nghiệp, Hải quan khu chế xuất vẫn thực hiện việc làm thủ tục hải quan như quy định hiện hành.

- Đối với hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp khác thuộc quản lý của 2 cục Hải quan nói trên thì thực hiện theo quy định tại phần IV Quyết định 980/2001/QĐ-TCHQ. Trong trường hợp một số ít doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu đặc thù về tính chất hàng hoá, yêu cầu bảo quản, quy mô lô hàng.... việc kiểm tra tại cửa khẩu gặp nhiều khó khăn thì giao Cục trưởng Cục hải quan TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp, đối với từng mặt hàng cụ thể để quyết định cho phép kiểm tra tại nhà máy.

- Mục 2.d (HQ cảng xuất): Căn cứ vào những thông tin nắm được khi làm thủ tục hải quan về từng doanh nghiệp, về từng lô hàng và quá trình kiểm tra lô hàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng xuất xem xét cho tăng hoặc giảm nhẹ hình thức và tỷ lệ kiểm tra hàng hoá đã được Chi cục trưởng (Phó) đơn vị đăng ký tờ khai quyết định.

3. Phần V (quy định nội dung triển khai thực hiện Điều 29, Điều 30 Luật Hải quan) được điều chỉnh bổ sung như sau:

a. Tiêu chí về chủ hàng là tiêu chí "cứng" trong việc quyết định hình thức kiểm tra. Chỉ khi doanh nghiệp đã đáp ứng được tiêu chí này mới xem xét tiếp các tiêu chí khác.

b. Vấn đề quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp được quy định như sau:

- Khi làm thủ tục cho lô hàng nhập khẩu thì xem xét quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp đối với hoạt động nhập khẩu; khi làm thủ tục cho lô hàng xuất khẩu thì xem xét quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu. Thời hạn xem xét quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp đối với hàng xuất khẩu là 01 năm, đối với hàng nhập khẩu là 02 năm. Để tránh phải thay đổi danh sách hàng ngày trong điều kiện việc theo dõi chủ yếu bằng thủ công, thống nhất thời gian xem xét quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp là từ ngày 01/01/2000.

- Bỏ gạch đầu dòng thứ 3 mục 2a (không có nợ thuế quá hạn định thuộc diện phải cưỡng chế).

- Đối với hàng nhập khẩu có thuế suất từ 30% trở lên theo quy định tại điểm 3.b thuộc diện kiểm tra toàn bộ lô hàng. Tuy nhiên, nếu là hàng đồng nhất, cùng chủng loại thì trong quá trình kiểm tra, nếu không phát hiện sai phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có thể quyết định giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá.

- Gạch đầu dòng thứ 5 mục 2.b.1 (hàng lỏng, hàng rời gồm: cao lanh, xăng dầu, gas, malt, phân bón) bổ sung thêm các mặt hàng sau: phôi thép, sắt thép, phế liệu, sô đa, lưu huỳnh.

- Bổ sung các mặt hàng thực phẩm chế biến, cơ khí điện máy, mỹ phẩm vào danh mục mặt hàng được miễn kiểm tra quy định tại mục 2.b.2 khi đáp ứng được tiêu chí "cứng" quy định cho chủ hàng.

4. Tỷ lệ kiểm tra được hiểu là tỷ lệ số kiện, tỷ lệ số con-ten-nơ hoặc tỷ lệ % trong từng kiện, từng con-ten-nơ. Chi cục trưởng căn cứ vào tình tình cụ thể và những thông tin nắm được về từng lô hàng, của từng chủ hàng để quyết định cụ thể.

5. Về giám định:

- Đối với hàng theo quy định của pháp luật phải qua kiểm tra Nhà nước thì phải bảo đảm các thủ tục quy định về kiểm tra chất lượng Nhà nước.

- Đối với hàng hoá khác nếu Hải quan không xác định được thì Chi cục trưởng (Phó) chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc trưng cầu giám định. Kết quả giám định là cơ sở để hải quan thông qua lô hàng. Doanh nghiệp phải chấp hành quyết định của Hải quan trên cơ sở kết quả giám định. Nếu doanh nghiệp không đồng ý kết quả giám định do Hải quan trưng cầu thì sau đó được quyền thực hiện theo quy định tại điểm 3 Mục V Thông tư số 45/2001/TT-BKHCNMT ngày 25/07/2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

6. Về kiểm dịch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu:

- Hàng xuất khẩu: được miễn kiểm tra (được quy định tại Công văn số 2215/TCHQ-GSQL ngày 31/05/2001 của Tổng cục Hải quan cụ thể hoá sự chỉ đạo của Chính phủ).

- Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thì Hải quan chỉ giải quyết thông quan sau khi có kết quả kiểm dịch (được quy định tại Thông tư liên ngành số 07/TTLN ngày 31/08/1995 của Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm và Tổng cục Hải quan; Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 25/03/1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan; Công văn số 588/TCHQ-GSQL ngày 28/01/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan).

7. Vấn đề dấu đóng tại ô 47 tờ khai hải quan và tại thông báo thuế: Sử dụng dấu nghiệp vụ của ngành Hải quan: "Đã làm thủ tục hải quan"

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ