Công văn 4677/BGDĐT-GDTX hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 4677/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành 11/09/2015
Ngày có hiệu lực 11/09/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Nguyễn Vinh Hiển
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4677/BGDĐT-GDTX
V/v hướng dẫn tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là hoạt động hằng năm, nhằm thường xuyên nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Nhằm phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường và cộng đồng, để tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2015 (sau đây gọi là Tuần lễ) có chất lượng, thiết thực và hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sở GDĐT phối hợp với hội khuyến học và các đơn vị có liên quan tổ chức Tuần lễ với nội dung cụ thể sau:

1. Mục đích, yêu cầu

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; hình thành thói quen đọc sách thường xuyên của mỗi người và xây dựng văn hóa đọc trong các cộng đồng;

- Góp phần xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện, trước hết là thư viện trường học;

- Các hoạt động được triển khai ở tất cả các cơ sở giáo dục và được duy trì thường xuyên hàng năm.

2. Chủ đề: “Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay”.

3. Thời gian: Lễ khai mạc diễn ra vào ngày 02/10/2015.

4. Nội dung các hoạt động

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn nội dung các hoạt động diễn ra trong Tuần lễ cho phù hợp. Bộ GDĐT gợi ý một số hoạt động sau:

- Xây dựng thư viện ở các nhà trường, cộng đồng; tủ sách gia đình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và mọi người dân được đọc sách góp phần phát triển văn hóa đọc.

- Đổi mới hình thức hoạt động của thư viện nhà trường bằng các giải pháp như: luân chuyển sách trong thư viện nhà trường đến các các tủ sách trên lớp nhằm giúp cho việc đọc sách thuận tiện và hiệu quả hơn; giao học sinh tự quản lí tủ sách và cho mượn sách; xây dựng đội ngũ tình nguyện viên giới thiệu về sách, khuyến khích học sinh đọc sách; xây dựng thư viện điện tử (ở những nơi có điều kiện). Tổ chức ngày hội đọc hàng năm với những hoạt động như: thi giới thiệu sách, thi kể chuyện, dựng phim, hoạt động sân khấu,... dựa theo sách đã đọc.

- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng yêu cầu học sinh tự đọc, tự nghiên cứu sách để có kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy đáp ứng theo mục tiêu dạy học.

- Các trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa, câu lạc bộ,... tổ chức hướng dẫn cha mẹ, ông bà cách đọc sách và kể chuyện cho trẻ.

- Các cơ sở giáo dục tổ chức thảo luận, trao đổi với phụ huynh, học sinh thống nhất quy định về thời gian học sinh đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà và số lượng đầu sách đọc trong năm; thống nhất với cha mẹ học sinh về việc cùng tham gia đọc sách với con.

- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức ngày hội đọc hàng năm trong phạm vi cả nước.

- Các hoạt động khác diễn ra trong Tuần lễ: theo hướng dẫn tại công văn số 4583/BGDĐT-GDTX ngày 26/8/2014 của Bộ GDĐT.

5. Tổ chức thực hiện

- Phối hợp giữa ngành giáo dục với ngành văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; các đoàn thể; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp; mọi người dân trong quá trình xây dựng phong trào.

- Tăng cường công tác xã hội hóa trong việc vận động quyên góp sách và phát triển thư viện nhà trường.

- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Kiên quyết không đưa vào nhà trường những sách có nội dung không phù hợp.

- Cơ quan quản lí giáo dục các cấp xây dựng tiêu chí để đánh giá hoạt động của thư viện trường học gắn với việc học sinh thường xuyên đọc sách; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc.

Kết thúc Tuần lễ, sở GDĐT tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện (kèm theo một số hình ảnh tiêu biểu về các lớp học, các hoạt động liên quan đến việc tổ chức Tuần lễ tại địa phương) về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục thường xuyên - 35 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) trước ngày 23/10/2015 (file điện tử xin gửi về địa chỉ email: xuanthuy@moet.edu.vn)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
-
Bộ trưởng (để báo cáo);
-
Hội Khuyến học VN, Bộ VH, TT & DL (để phối hợp);
-
Các sở GDĐT (để thực hiện);
-
Lưu: VT, Vụ GDTX.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ