Công văn 466/SGDĐT-GDMN năm 2011 tăng cường phối hợp quản lý, chỉ đạo các cơ sở nuôi giữ trẻ ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 466/SGDĐT-GDMN |
Ngày ban hành | 09/04/2011 |
Ngày có hiệu lực | 09/04/2011 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Hồng Sáng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 466/SGDĐT-GDMN |
Bình Dương, ngày 09 tháng 4 năm 2011 |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ; |
Thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã đã cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo đối với việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cả ba phương diện: quy mô, chất lượng và công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo điều kiện để phụ huynh an tâm công tác. Tuy nhiên, công tác phát triển giáo dục mầm non (GDMN) của tỉnh Bình Dương đang đứng trước những thách thức lớn: quy mô trẻ ra lớp tăng nhanh, quy hoạch mạng lưới có nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non còn hạn chế, đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ hiện nay;
Nhằm khắc phục những bất cập và yếu kém, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ để GDMN phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND các huyện, thị xã tiếp tục phối hợp và chỉ đạo các địa phương thực hiện một số nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản trong công tác quản lý, chỉ đạo mầm non ngoài công lập trên địa bàn như sau:
1. Đối với Chính quyền địa phương:
a) Đề nghị UBND các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục tăng cường công tác điều tra, khảo sát nắm tình hình cụ thể đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập để có hướng chỉ đạo và giải quyết phù hợp:
- Đối với các cơ sở GDMN đã được cấp phép: Các địa phương thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, thanh tra việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở này; yêu cầu đảm bảo thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường mầm non và Quy chế trường tư thục về loại hình đăng ký cấp phép hoạt động (quy mô trường hoặc nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập), biển tên đơn vị (trường hoặc nhóm/lớp-ghi đúng theo Điều 7 mục 2 và Điều 12 mục 4 của QĐ 14/2008/QĐ-BGDĐT), tình hình đội ngũ (hợp đồng lao động, đảm bảo số lượng, trình độ nghiệp vụ…)
- Đối với các cơ sở chưa được cấp phép:
+ Nếu là nhóm trẻ gia đình có quy mô dưới 10 trẻ, tuỳ điều kiện cơ sở nếu đảm bảo được yêu cầu tối thiểu về diện tích 1,5 m2/trẻ và người nuôi giữ trẻ có sức khoẻ bình thường, địa phương yêu cầu chủ cơ sở đăng ký hành nghề giữ trẻ với xã, phường, thị trấn, thị xã; Sau đó các địa phương cần tiến hành ngay việc tổ chức phổ biến cho các chủ cơ sở và người nuôi giữ trẻ những nội dung về Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, kỹ năng nghiệp vụ cơ bản trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ; Sau tập huấn, đề nghị các chủ cơ sở ký cam kết thực hiện nghiêm túc những quy định, quy chế của địa phương nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ (tham khảo mẫu 1 bảng cam kết đính kèm);
+ Nếu cơ sở nuôi giữ trẻ có 02 nhóm/lớp và quy mô dưới 50 trẻ, địa phương yêu cầu chủ cơ sở cần khẩn trương hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để trình UBND xã, phường, thị trấn cho phép thành lập loại hình nhóm/lớp độc lập (theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định); Ký cam kết thời gian cụ thể việc thực hiện hoàn thiện các điều kiện, thủ tục thành lập;
+ Nếu cơ sở nuôi giữ trẻ có trên 02 nhóm/lớp và quy mô trên 50 trẻ, địa phương yêu cầu chủ cơ sở cần khẩn trương hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để trình UBND huyện, thị xã cho phép thành lập loại hình trường mầm non, trường mẫu giáo theo quy định. Tương tự, chủ trường phải ký cam kết thời gian hoàn thiện các điều kiện và thủ tục thành lập trường trong thời gian sớm nhất(tham khảo mẫu 2 bảng cam kết đính kèm).
- Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm và đóng cửa các cơ sở chưa chấp hành theo quy định, đặc biệt là các cơ sở không đảm bảo đủ điều kiện và có nhiều nguy cơ mất an toàn đến tính mạng cũng như sức khỏe trẻ.
b) Các địa phương tiếp tục điều chỉnh quy hoạch mạng lưới phát triển trường lớp mầm non phù hợp với từng khu vực (phía Nam, phía Bắc, địa bàn có nhiều khu-cụm công nghiệp…).Trong đó cần xác định rõ bao nhiêu cơ sở giáo dục mầm non (kể cả đội ngũ giáo viên, bảo mẫu, cơ sở vật chất…) do Nhà nước đầu tư, bao nhiêu cơ sở cần kêu gọi xã hội hoá.
- Tích cực đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt và các dự án đã có chủ trương cho phép đầu tư. Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng mới bổ sung; cải tạo, sửa chữa các phòng học để tăng thêm chỗ học cho trẻ; Ưu tiên đầu tư các trường mầm non ở các khu-cụm dân cư có nhiều công nhân lao động nhập cư còn nhiều khó khăn, nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của người dân trên địa bàn.
- Bên cạnh việc đầu tư để phát triển trường/ lớp mầm non công lập, các địa phương cần tuyên truyền, khuyến khích và yêu cầu các chủ đầu tư dự án khu dân cư, các khu-cụm công nghiệp bố trí dành quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non; Vận động các doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ dành cho con em người lao động, giúp họ an tâm lao động sản xuất, gắn bó với đơn vị mình.
- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi (hỗ trợ và giải quyết kịp thời các chính sách về đất đai, lãi suất vay ưu đãi, thủ tục thành lập…) để các thành phần kinh tế, tư nhân mở trường mầm non tư thục chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. Thông báo rộng rãi, kịp thời những thông tin cần thiết đến phụ huynh để có quyết định đúng đắn khi gửi con vào các cơ sở GDMN an toàn.
2. Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể để điều tra, khảo sát, nắm tình các cơ sở nuôi giữ trẻ tự phát trên địa bàn; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ và đề nghị khắc phục ngay những mặt hạn chế, có quy định thời gian hoàn thiện các điều kiện và thủ tục để được cấp phép chính thức, đưa hoạt động của cơ sở đi vào nề nếp, kỹ cương.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra việc thực hiện Quy chế chuyên môn của ngành đối với các trường mầm non và nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập. Hướng dẫn, định hướng các giải pháp để các đơn vị khắc phục các mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm đạt được. Tiếp tục hỗ trợ tài liệu chuyên môn và thường xuyên tổ chức tham quan các đơn vị mầm non công lập có chất lượng tốt để học tập, trao đổi kinh nghiệm.
- Tiếp tục chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tập huấn cho chủ trường, giáo viên nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước (ví dụ như: Luật lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các chủ trương lớn của Ngành). Hướng dẫn cơ sở thực hiện đầy đủ, chính xác công tác chăm sóc sức khỏe các cháu như: khám sức khỏe định kỳ, cân đo, tiêm chủng phòng bệnh, uống vitamin A… Thường xuyên kiểm tra bếp ăn, vệ sinh môi trường, công tác đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng dẫn và đề nghị các chủ trường có hợp đồng lao động cụ thể đối với giáo viên, bảo mẫu; Vận động họ cùng tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, phổ biến và thông báo rộng rãi đến phụ huynh những thông tin cần thiết để phụ huynh có quyết định đúng đắn khi gửi con vào các cơ sở giáo dục mầm non an toàn.
- Chủ động chuẩn bị nhân sự, tham mưu để có kế hoạch, lộ trình đưa đi đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu tại địa phương
Phát triển giáo dục mầm non theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, vì vậy các địa phương cần tiếp tục xác định chỉ tiêu, định hướng cụ thể về công tác xã hội hoá giáo dục phù hợp với đặc thù, nhu cầu phát triển của địa phương; Đồng thời đảm bảo quyền được chăm sóc, giáo dục trẻ; Đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mầm non theo yêu cầu đổi mới; Huy động nhiều nguồn lực trong xã hội có trách nhiệm và cùng chăm lo phát triển giáo dục mầm non bền vững./.
Nơi nhận: |
KT.GIÁM ĐỐC |
Biểu mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
.........................., ngày ........ tháng ..........năm ..........