Công văn 4338/BTTTT-CĐSQG năm 2024 về Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 4338/BTTTT-CĐSQG
Ngày ban hành 14/10/2024
Ngày có hiệu lực 14/10/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Phạm Đức Long
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4338/BTTTT-CĐSQG
V/v Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2024

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ. Thời gian qua, nhiều văn bản về định hướng, chiến lược, chỉ đạo điều hành[1], quy phạm pháp luật[2] để phát triển dịch vụ công trực tuyến đã được ban hành tại các cấp. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã đạt được các kết quả quan trọng, 81% thủ tục hành chính được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, 55,5%[3] thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 43% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến toàn trình. Nhiều mô hình, cách làm hay về cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã mang lại hiệu quả, nên được tham khảo, nhân rộng.

Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến không đồng đều giữa các bộ ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình. Một số địa phương đạt tỷ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỷ lệ rất thấp dưới 5%, trung bình khối địa phương mới chỉ đạt 17,9%.

Nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), tại Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (theo Quyết định số 58/QĐ-UBQGCĐS ngày 19/4/2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số), Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý cơ quan quyết liệt triển khai các giải pháp để phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp và đạt mục tiêu sau:

- Đến hết năm 2024: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%.

- Đến hết năm 2025: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%. Đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trục tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình dựa trên kinh nghiệm triển khai tại một số bộ, ngành, địa phương (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Chuyển đổi số quốc gia) để được hỗ trợ, hướng dẫn. Đầu mối liên hệ của Bộ Thông tin và Truyền thông: Đ/c Đinh Hoàng Long, Cục Chuyển đổi số quốc gia, email: dhlong@mic.gov.vn, điện thoại: 0835.061.968.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Phạm Đức Long;
- Đơn vị chuyên trách CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CĐSQG.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Đức Long

 

PHỤ LỤC I

KHUNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Công văn số:    /BTTTT-CĐSQG ngày   tháng    năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) ngày 22/6/2023;

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

- Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

- Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định quy định về định danh và xác thực điện tử;

- Thông tư số 21/2023/TT-BTTTT ngày 31/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh;

- Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/04/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

II. MỤC TIÊU

- Đến hết năm 2024: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%.

- Đến hết năm 2025: Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%. Đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.

III. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính

a) Rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính

[...]