Công văn 4190/BTTTT-VP năm 2022 hướng dẫn việc chuyển xếp lương, chuyển đổi các chức danh nghề nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 4190/BTTTT-VP
Ngày ban hành 11/08/2022
Ngày có hiệu lực 11/08/2022
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4190/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên gửi tới trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Điện Biên do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Câu 1: Hiện nay mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên, Đạo diễn truyền hình được quy định tại Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 07/4/2016 của Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ, theo đó hạng chức danh nghề nghiệp thấp nhất cho mỗi chức danh là hạng III, không có hạng IV. Do đố dội ngũ phóng viên, biên tập viên đang giữ nhóm ngạch viên chức loại (A0, B) không thể chuyển sang chức danh nghề nghiệp hạng IV, đồng nghĩa cũng không thể thi hoặc xét nâng hạng lên chức danh nghề nghiệp hạng III theo quy định tại Thông tư số 03/2021/TT-BTTTT ngày 25/6/2021 của Bộ TT&TT, ảnh hưởng đến chế độ và quyền lợi của viên chức. Đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu, xem xét sửa đổi Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTT- BNV ngày 07/4/2016 theo hướng bổ sung chức danh nghề nghiệp hạng IV cho các chức danh Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên, Đạo diễn truyền hình.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 07/4/2016 của Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các chức danh viên chức Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên và Đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành TT&TT, không quy định chức danh viên chức hạng IV (yêu cầu trình độ cao đẳng, trung cấp).

Tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02/6/1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa - Thông tin, các chức danh như nêu tại Thông tư số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV chỉ có 03 ngạch (yêu cầu trình độ đại học trở lên).

Do đó, việc cơ quan, đơn vị tuyển dụng người có trình độ cao đẳng, trung cấp để bố trí vào các vị trí việc làm yêu cầu trình độ đại học là chưa đúng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Bộ TT&TT đang xây dựng Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành TT&TT (thay thế Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV). Tuy nhiên, Bộ TT&TT giữ nguyên 03 hạng chức danh nghề nghiệp như hiện nay (không bổ sung hạng IV) để đảm bảo chất lượng đội ngũ chuyên ngành báo chí, đảm bảo hiệu quả của hoạt động thông tin, tuyên truyền.

Câu 2: Hiện nay, hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được quy định tại Thông tư số 30/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 của Bộ TT&TT. Tuy nhiên Thông tư số 30/2020/TT-BTTTT chưa có quy định hướng dẫn việc chuyển xếp lương đối với viên chức hiện đang xếp ở ngạch Kỹ sư (mã ngạch 13095) và tương đương khác (đang hưởng lương theo nhóm ngạch viên chức loại AI); viên chức hiện đang xếp ở ngạch Kỹ thuật viên (mã ngạch 13096) và tương đương khác (đang hưởng lương theo nhóm ngạch viên chức loại B) gây khó khăn, vướng mắc trong công tác xếp lương, chuyển đổi chức danh nghề nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến chế độ và quyền lợi của viên chức. Đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu, xem xét bổ sung hướng dẫn việc chuyển xếp lương, chuyển đổi chức danh nghề nghiệp đối với các đối tượng trên.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

Thông tư số 30/2020/TT-BTTTT ngày 28/10/2020 của Bộ TT&TT hướng dẫn bổ nhiệm và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành TT&TT là các chức danh viên chức do Bộ TT&TT ban hành tiêu chuẩn chức danh (Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ TT&TT).

Các chức danh kỹ sư (mã ngạch trước đây là 13.095, hiện nay là mã số V.05.02.07) và kỹ thuật viên (mã ngạch trước đây là 13.096, hiện nay là mã số V.05.02.08) thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ, do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức (Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ).

Do vậy, đơn vị căn cứ quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với chức danh kỹ sư và kỹ thuật viên để thực hiện.

Trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông (ví dụ cơ quan báo chí), ngoài các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT do Bộ TT&TT quy định thì đơn vị còn có các chức danh thuộc chuyên ngành khác (ngành hành chính, ngành khoa học và công nghệ, ngành tài chính, ngành văn hóa...), vì vậy đơn vị căn cứ vào các quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm để thực hiện.

Câu 3: Hiện nay, Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông không tổ chức đào tạo bồi dưỡng các nhóm chức danh nghề nghiệp gồm: Viên chức Âm thanh viên; Phát thanh viên; Kỹ thuật dựng phim; quay phim; Biên dịch viên; Đạo diễn truyền hình... Các chức danh nghề nghiệp này lại do các tổ chức khác đào tạo. Tuy nhiên, Bộ TT&TT chưa có văn bản quy định cụ thể về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng do các tổ chức đào tạo khác cấp, dẫn đến khó khăn trong việc cử viên chức ngành thông tin, truyền thông đi học để đủ điều kiện chuyển hạng, nâng hạng các chức danh nghề nghiệp theo quy định. Đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu tổ chức đào tạo bồi dưỡng các nhóm chức danh nghề nghiệp trên tại Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông và có văn bản quy định cụ thể về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng do các tổ chức đào tạo khác cấp.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

1. Theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì quy định về chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức có sự thay đổi so với Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ có 1 chứng chỉ - không quy định mỗi hạng có 1 chứng chỉ như trước). Hiện nay, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT, cụ thể như sau:

(1) Thông tư số 08/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/20222 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin (Thay thế Thông tư số 45/2017/TT-BTTTT), có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.

(2) Thông tư số 07/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành TT&TT, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2022.

Bộ TT&TT đang xây dựng:

(3) Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông (thay thế Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV), dự kiến ban hành tháng 8/2022.

Đồng thời, Bộ TT&TT đã và đang xây dựng chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định mới để tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ. Việc đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định mới sẽ được triển khai sau khi các Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh có hiệu lực thi hành.

2. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT là đơn vị duy nhất đang được giao nhiệm vụ đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT.

Hiện nay, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT đã tổ chức biên soạn các chương trình viên chức ngành TT&TT theo yêu cầu của Nghị định 89/2021/NĐ-CP. Sau khi, các Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh viên chức ngành TT&TT được ban hành và có hiệu lực, Trường sẽ tổ chức các khóa/lớp đào tạo: Âm thanh viên; Phát thanh viên; Kỹ thuật dựng phim; quay phim; Biên dịch viên; Đạo diễn truyền hình...

Câu 4: Đề nghị Bộ TT&TT có văn bản quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan báo chí; trưởng, phó phòng chuyên môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất trong cả nước.

Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu (Tổng biên tập) cơ quan báo chí được quy định tại Điều 23, Luật Báo chí. Luật Báo chí không giao Chính phủ, Bộ TT&TT ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết nội dung này.

Tuy nhiên, người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan báo chí phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 75/QĐ-TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư Trung ương về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí.

[...]