Hướng dẫn 4030/NHCS-TDNN năm 2014 tổ chức hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành

Số hiệu 4030/NHCS-TDNN
Ngày ban hành 10/12/2014
Ngày có hiệu lực 01/01/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Chính sách Xã hội
Người ký Nguyễn Văn Lý
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4030/NHCS-TDNN

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Để hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) được triển khai thống nhất trong toàn hệ thống, nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giao dịch tại xã như sau:

Phần I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. THÀNH LẬP TỔ GIAO DỊCH XÃ

1. Mục đích

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nơi cho vay thành lập Tổ giao dịch xã để tổ chức thực hiện hoạt động giao dịch tại xã theo quy định tại văn bản này và các văn bản khác có liên quan.

2. Hoạt động giao dịch tại xã

Hoạt động giao dịch tại xã là cách thức tổ chức giao dịch của NHCSXH với khách hàng tại Điểm giao dịch đặt tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã.

3. Số lượng, thành Phần Tổ giao dịch xã

a) Tổ giao dịch xã phải có tối thiểu 03 cán bộ để đảm nhiệm các vị trí chức danh công việc: Tổ trưởng, Kiểm soát viên, Giao dịch viên.

b) Tùy theo khối lượng công việc của từng phiên giao dịch, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay bố trí số lượng cán bộ Tổ giao dịch xã cho phù hợp và đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Cán bộ Tổ Giao dịch xã là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại NHCSXH nơi cho vay đã được đào tạo, sử dụng thành thạo Chương trình Phần mềm được sử dụng tại Điểm giao dịch xã.

- Tổ trưởng Tổ giao dịch xã do cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn xã đó đảm nhiệm. Trường hợp b trí cán bộ khác làm Tổ trưởng Tổ giao dịch xã do Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét, quyết định. Tổ trưởng Tổ giao dịch xã có thể kiêm Kiểm soát viên.

- Một Tổ giao dịch xã có một hoặc nhiều Giao dịch viên. Trường hợp có nhiều Giao dịch viên, Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phải phân công một Giao dịch viên chính. Không bố trí cán bộ tín dụng làm Giao dịch viên của T giao dịch tại xã mà cán bộ tín dụng đó được phân công theo dõi.

- Một Tổ giao dịch xã có một Kiểm soát viên. Trường hợp, Tổ giao dịch xã có trên ba Giao dịch viên thì Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét b trí thêm Kiểm soát viên. Các Kiểm soát viên làm việc độc lập với nhau.

4. Cách thức thành lập Tổ giao dịch xã

a) Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng / Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ chịu trách nhiệm đề xuất thành lập Tổ giao dịch xã. Giám đốc NHCSXH nơi cho vay hoặc người được ủy quyền phê duyệt việc thành lập T giao dịch xã, đồng thời thực hiện việc cấp người dùng và phân quyền trên hệ thống Intellect Offline cho từng cán bộ Tổ giao dịch xã theo nhiệm vụ đã được phân công.

b) Việc thành lập và phân công từng thành viên Tổ giao dịch xã được thực hiện thông qua sổ phân công cán bộ T giao dịch xã theo mẫu số 01/GDX đính kèm.

Sổ phân công cán bộ Tổ giao dịch xã được mở tại NHCSXH nơi cho vay, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, ghi đầy đủ họ tên, vị trí chức danh được giao cho từng cán bộ T giao dịch xã và có đy đủ chữ ký nhận nhiệm vụ của từng cán bộ, chữ ký phê duyệt của Giám đốc NHCSXH nơi cho vay hoặc người được ủy quyền trước khi đi giao dịch xã. Sổ được giao cho lãnh đạo phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng / Tổ trưởng tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ quản lý. Khi ghi hết số trang, Sổ được lưu trữ theo chế độ lưu trữ công văn.

c) Tổ giao dịch xã chỉ thực hiện các nghiệp vụ phát sinh đối với các khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan đến địa bàn xã được thành lập.

d) NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên kiểm tra đột xuất đối với hoạt động của Tổ giao dịch xã. NHCSXH nơi cho vay thường xuyên thay đổi Giao dịch viên đối với từng Điểm giao dịch xã để phát hiện sai sót, chỉnh sửa kịp thời.

5. Phương tiện, trang thiết bị, công cụ làm việc của T giao dịch xã

NHCSXH nơi cho vay phải đảm bảo đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, công cụ làm việc cho Tổ giao dịch xã, gồm:

a) Phương tiện vận chuyn là ô tô đã được trang bị để phục vụ giao dịch xã. Trường hợp địa bàn bắt buộc phải sử dụng phương tiện khác thì NHCSXH nơi cho vay phải có phương án đảm bảo an toàn.

b) Máy vi tính xách tay, máy in và các thiết bị phụ trợ đi kèm (thiết bị kết nối mạng,...).

c) Thùng đựng tiền, đựng sổ sách, chứng từ kế toán cho các Giao dịch viên được làm bằng kim loại (tôn, inox, sắt,...) đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và giao dịch. Thùng có 02 ngăn (01 ngăn để tiền, 01 ngăn để sổ sách, chứng từ) và có 01 ổ khóa do Giao dịch viên quản lý; riêng thùng đựng tiền của Giao dịch viên chính phải có then ngang cài qua 02 ổ khóa (01 ổ khóa do Giao dịch viên chính quản lý, 01 ổ khóa do Tổ trưởng quản lý).

[...]